Lâm Viên
Trong tuần lễ vừa qua, tin về việc đóng cửa cơ quan USAID đã chiếm trang đầu
của tất cả báo chí và cơ quan truyền thông không những ở Hoa Kỳ, mà còn ở trên
toàn thế giới.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency for International
Development - USAID) là một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ, mục đích
chính là chịu trách nhiệm và kiểm soát việc viện trợ nước ngoài, cũng như hỗ
trợ phát triển về phương diện dân sự. Cơ quan này được thành lập bởi sắc lệnh
hành pháp (executive order) của tổng thống Kennedy, ký vào năm 1961.
Luật định cũng đặt USAID dưới
"quyền hạn trực tiếp và hướng dẫn chính sách của Bộ trưởng Ngoại giao".
Với ngân sách hơn 40 tỷ đô la, USAID là một trong những cơ quan viện trợ chính
thức lớn nhất thế giới và chiếm hơn một nửa tổng số viện trợ nước ngoài của
Hoa Kỳ - mức cao nhất thế giới tính theo giá trị của đồng đô la.
|
(Nguồn: wikipedia.org)
|
Đã từ nhiều chục năm qua, việc chi tiêu của cơ quan USAID vẫn bị chỉ trích là
không minh bạch. Thế nhưng cơ quan này viện dẫn lý do là "cơ quan độc lập với chính phủ" (?), nên vẫn tự quyền chi tiêu mà không bị bất cứ cơ quan nào của chính
phủ, kể cả quốc hội, kiểm soát.
Cá nhân chúng tôi không phải là luật sư, tuy nhiên vẫn biết rằng vị tổng thống
đương nhiệm có quyền ký sắc lệnh hành pháp (executive order) để huỷ bỏ sắc
lệnh hành pháp của tổng thống đời trước. Thế cho nên, cơ quan USAID được thành
lập bởi sắc lệnh hành pháp của tổng thống, thời bấy giờ là John F. Kennedy,
thì cũng chỉ cần vị tổng thống đương nhiệm, Donald J. Trump, ký sắc lệnh hành
pháp để giải tán, đóng cửa, là xong.
Thế cho nên, đầu năm 2025, chính phủ của tổng thống Trump, nhiệm kỳ thứ nhì
(còn được gọi là Trump 2.0) đã công bố những thay đổi toàn diện đối với USAID.
Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh đóng băng gần như toàn bộ viện trợ nước
ngoài. Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (Department of
Government Efficiency - DOGE) đã công bố ý định đóng cửa USAID vì lý do "hết thuốc chữa". Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà không thể đóng cửa, thì cũng sẽ được
thay đổi toàn diện dưới quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio.
Trong trang web chính thức của White House, có bài vắn tắt như sau:
Trong nhiều thập niên, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có nhiều
hành động vô trách nhiệm trong việc dùng tiền thuế của dân chúng vào những
khoản chi tiêu khổng lồ cho các dự án vô lý - và trong nhiều trường hợp là
ác ý - của ban quản trị cao cấp, gần như không có sự giám sát nào.
Sau đây là một vài ví dụ về LÃNG PHÍ và LẠM DỤNG:
-
1.5 triệu đô la để "thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) tại nơi làm việc và
cộng đồng doanh nghiệp của Serbia".
- 70,000 đô la để sản xuất "vở nhạc kịch DEI" tại Ireland.
- 2.5 triệu đô la cho xe điện tại Việt Nam.
- 47,000 đô la cho "vở opera chuyển giới" tại Colombia.
-
32,000 đô la cho "truyện bằng tranh về chuyển giới" tại Peru.
-
2 triệu đô la cho hoạt động chuyển đổi giới tính và
"hoạt động vì quyền LGBT" tại Guatemala.
- 6 triệu đô la để tài trợ cho du lịch tại Ai Cập.
-
Hàng trăm nghìn đô la cho một tổ chức phi lợi nhuận có liên hệ với các
tổ chức khủng bố được chỉ định, ngay cả sau khi cuộc điều tra được tiến
hành.
-
5 triệu đô la cho EcoHealth Alliance, tham gia vào hoạt động nghiên cứu
tại phòng thí nghiệm Vũ Hán.
-
Hàng trăm nghìn thực phẩm (bữa ăn khô của lính) được trao cho các chiến
binh có liên hệ với al Qaeda ở Syria.
-
Tài trợ tiền để in các tài liệu hướng dẫn "cá nhân hóa" về kiểm
soát sinh đẻ ở các nước đang phát triển.
-
Hàng trăm triệu đô la để tài trợ cho "kênh tưới nước, dụng cụ canh tác
và thậm chí cả phân bón được sử dụng để hỗ trợ cho việc trồng cây thuốc
phiện ở Afghanistan," có lợi cho Taliban.
Danh sách này thực sự còn dài, và tất cả đã diễn ra trong nhiều thập niên.
Dưới thời Tổng thống Trump, sự lãng phí, gian lận và lạm dụng
SẼ KẾT THÚC NGAY BÂY GIỜ.
Ngoài những ví dụ trên, còn có rất nhiều trường hợp khác được công bố trên
các trang mạng xã hội cũng như truyền hình thảo luận và chỉ trích về những
khoản chi tiêu vô lý của USAID. Thế nhưng, đây cũng mới chỉ là bước đầu của
Bộ Hiệu quả Chính phủ, với người đứng đầu là Elon Musk.
Một số nhỏ Dân biểu và Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ đã
"xuống đường" phản đối. Tuy nhiên ngay cả những phương tiện truyền
thông cánh tả cũng cười nhạo những kẻ phản đối việc làm của Bộ Hiệu quả
Chính phủ, bởi vì không ai có thể phản đối người có thể ngăn chặn việc chi
tiêu hoang phí ngân sách của quốc gia, là tiền thuế mà mọi công dân Hoa Kỳ
đã đóng góp.
Chống đối việc làm của Bộ Hiệu quả Chính phủ, là tự nhận rằng họ nếu không
phải là những kẻ tham nhũng, thì cũng là kẻ vô trách nhiệm trong vấn đề
chi dùng tiền thuế của dân chúng, khiến ngân sách của quốc gia ngày càng
thiếu hụt, nợ công ngày càng tăng.
Trong cương vị của người dân, chúng ta chỉ có cách là chờ đến ngày nào đó sẽ
được xem bản công bố chính thức, của Elon Musk, về việc cắt giảm chi tiêu vô
lý của các cơ quan chính phủ.
Trong khi chờ đợi và nhìn trên TV những cảnh "xuống đường" nhố nhăng
của những kẻ chống lại việc làm của Bộ Hiệu quả Chính phủ (Department of
Government Efficiency - DOGE), chúng ta hãy nhìn lại trang sử cận đại của
Hoa Kỳ thì sẽ thấy rằng đây không phải là lần đầu mà một vị tổng thống phát
động chương trình cải tổ cơ quan hành chánh. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống
từ 1993 đến 2001, chính phủ của ông Bill Clinton, với chương trình Đánh
Giá Hiệu Suất Quốc Gia (National Performance Review - NPR) đã sa thải
426,200 công chức liên bang, không thấy ai lên tiếng chống phá. Kết quả là
ngân sách quốc gia được thặng dư từ 1989 đến 2001.
Hiện nay, ngân sách quốc gia bị hao hụt (thiếu nợ) trên 33 ngàn tỷ đô la.
Xem ra chính phủ của ông Trump đang áp dụng những điều hay nhất của chính
phủ đời trước, để đạt mục tiêu "Nước Mạnh, Dân Giàu":
-
Nước Mạnh: Áp dụng chính sách Quốc Phòng của thời Ronald Reagan.
-
Dân Giàu: Áp dụng chính sách Tài Chính và Quản Trị Nhân Viên của
thời Bill Clinton.
Có lẽ vì thế mà trong bài diễn văn nhiệm chức, ông Trump đã tuyên bố:
"Thời đại hoàng kim của Hoa Kỳ bắt đầu từ đây (the golden age of America
begins right now)."
Chỉ có một điểm khác biệt là ông Trump phải làm thật nhanh, vì ông chỉ có 4
năm để thực thi chính sách, trong khi các ông Reagan và Clinton có 8 năm để
thi hành. Đó là chưa nói đến sự phá đám của các chính trị gia Con Lừa (Dân
Chủ), xem quyền lợi của đảng trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc.
Trong khi quý vị đọc dòng chữ này thì cũng đã có thêm vài tin nóng bỏng về việc làm của DOGE và sự kiện "quan lại xuống đường" gân cổ hò hét đả đảo chống lại việc phanh phui các cơ quan chính phủ về sự lãng phí, gian lận và lạm dụng ngân sách quốc gia, tiền thuế của công dân Hoa Kỳ.
Đời sống trên thế gian này bị chi phối bởi "Nhị Nguyên (Duality)", lúc
nào cũng có hai điều đối nghịch nhau, có trắng thì có đen, có ngày thì có đêm,
có thiện thì có ác ... Thế cho nên, có chính phủ muốn làm "Nước Mạnh, Dân Giàu", thì cũng có các chính trị gia chống phá. Quý vị muốn biết rõ nguồn cơn thì
hãy "Bắc thang lên hỏi ông Trời."
Lâm Viên
Chờ xem hồ-sơ Tổng-thống Kennedy bị ám-sát sắp được công-bố !?
ReplyDeleteTheo trang mạng đài truyền hình BBC thì tòa án hiện đã cho ngưng quyết định của TT Trump cho 2.200 người ngưng làm việc có trả lương. https://www.bbc.com/news/articles/cdd9p8g405no
ReplyDelete