Trong cuộc sống của con người, ngay từ khi trí khôn có thể bắt đầu nhận
thức, biết nhận ra ai là mẹ cha, thì sự học cũng bắt đầu từ đó, và kéo dài
liên tục cho đến khi lìa bỏ thế gian.
Việc học có thể được gom lại một cách vắn tắt là có ba môi trường học, đó
là: Gia đình, Học đường, và Xã hội. Trong đó, giai đoạn gia đình và học
đường là ngắn nhất. Còn lại sự học ở ngoài xã hội, còn gọi là “trường đời”,
là dài nhất, cho đến cuối đời.
Chúng ta đều biết hai từ ngữ “học hành” luôn đi đôi với nhau. Cũng như chúng
ta cũng biết rằng, việc học thì gần như là giống nhau, thế nhưng khi thực hành
những điều đã học được thì rất khác nhau.
Thế cho nên, khi nói về việc “học hành” thì chúng ta phải hiểu rằng, với lý
trí, chúng ta phải biết áp dụng cái học của mình vào đời sống. Chứ học theo
đường lối “học thuộc lòng” thì xem ra giống như con vẹt, chỉ biết lập lại
những gì đã học được, mà không hiểu ý nghĩa thực dụng của những điều đã học
được là gì.
Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công
án Thiền số 76 trong tập 101 Công Án Thiền, có tên là “Trí Tuệ Bằng Đá."
Xin mời quý vị cùng nghe.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment