Trong giai thoại văn chương và thi ca cổ xưa có câu chuyện
"Bá Nha và Tử Kỳ" được lưu truyền như một giai thoại về
"tri âm", có nghĩa là nghe tiếng nhạc hay tiếng đàn mà hiểu được tâm
sự của người gảy đàn. Thí dụ như khi Bá Nha đàn bản
"Cao Sơn Lưu Thuỷ" có nghĩa là "Núi Cao, Nước Chảy", khi đàn
đến đoạn nào thì Tử Kỳ nói ngay được tâm trạng của Bá Nha. Vì thế Bá Nha xem
Tử Kỳ là bạn "tri âm". Khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đã đập vỡ cây đàn và
không bao giờ gảy đàn nữa.
Trong nền thi ca của Việt Nam ở thập niên 1960, thì có thể nói Ngô Thụy Miên
và Nguyên Sa là đôi bạn tri âm, và là cuộc gặp gỡ đầy thú vị của hai tâm hồn
lãng mạn, rực lửa yêu đương. Ở đấy, lời thơ ngọt ngào, tình tứ, lãng mạn, và
trong sáng của tuổi thanh niên của Nguyên Sa đã hoà quyện với dòng nhạc êm
đềm của Ngô Thuỵ Miên, để tạo nên những bài hát với giai điệu ca ngợi tình
yêu tuyệt vời, ngân vang cho mãi đến ngày hôm nay.
Nói đến Nguyên Sa thì không thể nhắc đến bài thơ "Áo Lụa
Hà Đông", với lời mở đầu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng.
Và kết thúc bằng những câu:
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên đã phổ thành bản nhạc cùng tên, và giữ gần như nguyên
văn lời thơ của Nguyên Sa. Ca khúc này vẫn được xem là một phối hợp tuyệt
vời của thơ và nhạc.
Ngay sau khi được phổ biến, bản nhạc "Áo Lụa Hà Đông" đã đưa tên tuổi
của Nguyên Sa và Ngô Thuỵ Miên lên một địa vị đặc biệt của nền thi ca Việt
Nam. Và rồi, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, vẫn còn giữ vững vị trí
đó cho đến ngày nay.
Nơi đây, xin mời quý vị nghe nhạc phẩm "Áo Lụa Hà Đông" qua tiếng hát
của Bùi Phạm Thành, với nhạc đệm karaoke của Tas Beat.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Yêu màu áo lụa Hà Đông ♥️ hay yêu người mặc áo ấy hả bạn Thành? ♥️ Chớ dại yêu sư tử Hà Đông nghen! 🤣
ReplyDeleteCảm ơn bạn. "Khuyên ta mà khuyên đúng là thầy ... chạy."
Delete