Bùi Quý Chiến
Thế giới Ả rập [Arab World] là một tập thể gồm 22 nước như sau:
Algeria, Bahrain, Comoros, Djibouti, Ai cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Mauritania, Morocco, Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Somalia, Sudan, Syria, Tunisia, united Arab Emirates và Yemen.
Các nước này cũng là Hội viên của Liên đoàn Ả rập [Arab League].
Những nước ở phía đông gọi là Mashriq. Những nước ở phía tây gọi là Maghreb. Riêng Comoros là đảo quốc ở bờ biển phía đông châu Phi.
Trong Thế giới Ả rập, chính quyền các nước đều dùng tiếng Ả rập theo tiêu chuẩn mới. Ngôn ngữ này cũng được dùng làm ngôn ngữ trung gian [lingua franca] để giao dịch giữa các nước Ả rập.
Tiếng nói riêng của mỗi nước đều pha trộn với tiếng Ả rập, gọi là darija.
Dân số của Thế giới Ả rập tính tới năm 2012 là 422 triệu người. Tổng sản lượng ròng nội địa năm 2018 là 22,782 ngàn tỷ [trillion] mỹ kim.
Thời kỳ trung cổ, Thế giới Ả rập đồng nghĩa với Đế quốc Ả rập và Nhà nước Hồi giáo [Caliphate]. Nhà nước Hồi giáo vừa có tính chính trị như đế quốc vừa có tính tôn giáo [politico-religious].
Cho tới thế kỷ 19 chủ nghĩa quốc gia mới nổi lên tại Thế giới Ả rập và các nước trong Đế quốc Ottoman.
Mashriq |
Maghreb |
Nhà nước Hồi giáo
Trước thế kỷ 7, thời kỳ chưa có đạo Hồi, Thế giới Hồi giáo là những bộ lạc định cư hoặc du mục. Họ là những cộng đồng tự trị và theo Đa thần giáo.
Sau cuộc chinh phục sơ khởi của Muhammad, vùng này trở thành thống nhất chính trị dưới quyền đạo Hồi.
Nhà nước Hồi giáo [Caliphate] là một quốc gia Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của một vị gọi là Caliph. Vị này là người kế tục sự nghiệp chính trị-tôn giáo [politico-religion] của Muhammad và là lãnh tụ của Thế giới Hồi giáo [Islam World]. Caliph cũng có quyền giải thích kinh Qur'an nhưng không có khả năng tiên tri như Muhammad.
Về lịch sử, Nhà nước Hồi giáo là những chính thể đặt nền tảng trên giáo lý đạo Hồi và phát triển thành những đế quốc xuyên qua các quốc gia và đa sắc tộc [multi-ethnic trans-nation empires].
Trong thời kỳ trung cổ, 3 Nhà nước Hồi giáo nối tiếp nhau:
- Rashidun Caliphate từ 632 - 661.
- Umayyad Caliphate từ 661 - 750.
- Abbasid Caliphate từ 750 1517.
Kể từ 1517 Đế quốc Ottoman tự xưng là Nhà nước Hồi giáo chính thức đệ tứ [The Fourth Major Caliphate - Ottoman Caliphate].
Đế quốc Ottoman tan rã sau Thế chiến 1 và tới năm 1924 thì bị Tổng thống Kemal Ataturk giải thể thành Cộng hòa Thổ nhĩ kỳ.
Ả rập hóa các nước bị chinh phục
Song hành với cuộc chinh phục của đạo Hồi là cuộc Ả rập hóa [Arabization] ngôn ngữ và văn hóa.
Bị chinh phục, các dân tộc phi Ả rập [non-Arab] chịu ảnh hưởng Ả rập rất sâu đậm khiến ngôn ngữ bản xứ dần dần chuyển sang hoặc pha trộn ngôn ngữ Ả rập.
Các dân tộc này cũng hòa nhập vào văn hóa Ả rập kể cả các chính sách đối với các sắc tộc thiểu số phi Ả rập.
Sự thật theo lịch sử, văn hóa của Bán đảo Arabia kết hợp với văn hóa của các nước bị chinh phục trong mọi hình thức và sau cùng được mệnh danh là "Ả rập".
Sau khi đạo Hồi nổi lên ở Hejaz [nay là phía tây Saudi Arabia] văn hóa và ngôn ngữ Ả rập lan truyền ra khỏi Bán đảo Arabia qua các cuộc chinh phục, thương mại và kết hôn giữa người Bán đảo Ả rập với người phi Ả rập. Từ đó tiếng Ả rập được dùng như ngôn ngữ trung gian [lingua franca] trong cuộc giao dịch giữa các nước này. Kế đó ngôn ngữ địa phương pha trộn tiếng Ả rập thành thổ ngữ [dialect]. Nhờ thổ ngữ của mỗi nước đều có pha trộn tiếng Ả rập nên người dân trong Thế giới Ả rập có thể hiểu nhau phần nào.
Quá trình phát triển
Các bộ lạc Ả rập ngày xưa cùng các nhóm khác phát tích từ phía nam Levant [nay là Lebanon, Syria, Palestine và Jordan] tới phía bắc Bán đảo Arabia.
Nhờ những cuộc chinh phục của Hồi giáo trong TK 7 và 8, các bộ lạc này bành trướng ra khỏi sa mạc Syria và Arabia.
Iraq bị chinh phục năm 633.
Vùng Levant bị chinh phục từ năm 636 tới 640.
Ai cập bị chinh phục năm 639 và dần dần bị Ả rập hóa trong suốt thời Trung cổ. Ngôn ngữ Ai cập-Ả rập thịnh hành trong thế kỷ thứ 16.
Vùng Maghreb cũng bị chinh phục vào thế kỷ thứ 7 và dần dần bị Ả rập hóa dưới triều đại Fatimid [909-1171].
Đạo Hồi từ Ai cập truyền sang Sudan từ thế kỷ 7 tới thế kỷ 11.
Đế quốc Ottoman và chính quyền thuộc địa
Nhà nước Hồi giáo Abbasid sụp đổ vì bị Mông cổ xâm lăng vào thế kỷ13.
Ai cập, vùng Levant và Hejaz [phía bắc Saudi Arabia] bị Mamluk Sultanate của Thổ nhĩ kỳ xâm chiếm.
Năm 1570, Đế quốc Thổ nhĩ kỳ Ottoman chiếm đóng phần lớn Thế giới Ả rập. Tuy nhiên Morocco vẫn dưới quyền triều đại Zenata Wattesid và triều đại Saudi từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17.
Giữa thế kỷ 19, chủ nghĩa quốc gia nổi lên trong Thế giới Ả rập và Đế quốc Ottoman.
Khi Thế chiến 1 kết thúc, Đế quốc Ottoman sụp đổ, phần lớn Thế giới Ả rập bị các Đế quốc thuộc địa châu Âu cai trị. Chỉ có Pakistan và Iraq được đặt dưới quyền ủy nhiệm của Hội quốc liên.
Ai cập được đặt dưới quyền bảo hộ của nước Anh.
Nước Pháp bảo hộ các nước Morocco, Libya, Tunisia, Algeria và được ủy nhiệm cai trị Syria, Lebanon.
Sau Thế chiến 2 các nước trong Thế giới Ả rập mới được trả độc lập:
- Cộng hòa Lebanon năm 1943.
- Cộng hòa Ả rập Syria và vương quốc Jordan năm 1946.
- Vương quốc Libya năm 1951.
- Vương quốc Ai cập năm 1952.
- Cộng hòa Morocco và Tunisia năm 1956.
- Cộng hòa Iraq năm 1958.
- Cộng hòa Somalia năm 1960.
- Algeria năm 1962 và United Arab Emirates năm 1971.
Trái lại, sau cuộc sụp đổ của Ottoman, Saudi Arabia bị chia sẻ ra nhiều vùng cho tới 1932 mới thống nhất. Vương quốc Yemen cũng tách khỏi Ottoman năm 1918.
Năm 1945 các nước Ả rập hợp nhau thành Liên đoàn Ả rập [Arab League] nhằm mục đích hợp tác về kinh tế phát triển xã hội và chính sách ngoại giao.
Bùi Quý Chiến
Tham khảo:
- Wikipedia .
- American Heritage Dictionary of The English Language .
No comments:
Post a Comment