Như chúng ta đều biết, trong bất cứ một xã hội nào cũng có sự phân chia về giai cấp, và nhất là sự phân biệt về giàu nghèo.
Trong thời đại của chúng ta, nền văn hoá và giáo dục đã được cải tiến rất nhiều, thế cho nên quan niệm về giúp đỡ kẻ thiếu thốn trong xã hội đã được phổ biến rộng rãi. Tiêu biểu là những câu ca dao, tục ngữ:
“Lá lành đùm lá rách.”
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no.”
“Thấy ai đói rét thì thương,
Rét thời cho mặc, đói thường cho ăn.”
Thời đại bây giờ, tuy vẫn còn những kẻ “ăn trên, ngồi trước", “quyền cao, chức trọng", với “tiền rừng bạc biển, nhà cao, cửa rộng", nhưng cũng chẳng đoái hoài gì đến những người nghèo khổ đang sống chung quanh dinh thự của họ. Đó là tệ trạng của xã hội, cái lòng tham của con người, không thể nào xóa bỏ hết được.
Nhìn lại thời đại phong kiến, thì sự cách biệt về kẻ giàu, người nghèo lại càng tệ hại hơn. Nhất là khoảng cách giữa giai cấp quý tộc, vua chúa so với thường dân thì lại là một trời, một vực.
Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công án Thiền số 66 trong tập 101 Công Án Thiền, có tên là “Con Cái Của Thiên Hoàng", nói về sự xa cách của giới cầm quyền tương phản với lòng vị tha của người tu hành đối với dân chúng, nhất là đối với những kẻ nghèo khó, thiếu thốn.
No comments:
Post a Comment