Như chúng ta đã biết, ngoài con người, thì sinh vật cũng biết sống thành nhóm, và cũng có giai cấp, hay ít ra là có con vật đứng đầu. Với loài vật, thì con vật đầu đàn thường là con khoẻ mạnh nhất. Thế nhưng, với con người, thì sự phân biệt giai cấp thường ấn định trên chức tước, hoặc tài sản. Hay nôm na là giai cấp “nhà quan", “nhà giàu", rối mới đến giai cấp “thợ thuyền", và “bình dân." Sự phân biệt này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, trong bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội văn minh, tiến triển nhất trên thế giới.
Sinh thời, đức Phật đã cố phá bỏ sự phân biệt giai cấp, thế nhưng giáo pháp của ngài vẫn chưa thể cải hoá được con người, ngay cả những người tu hành, sống theo Phật pháp.
Bởi vì con người ta rất khó thoát ra ngoài quan niệm của xã hội, là nhận xét giá trị của con người qua hình dạng bên ngoài, hay qua chức vụ, hoặc sự giàu có, cho dù ông bà ta đã khuyên "Chiếc áo không làm nên thầy tu."
Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công án Thiền số 64 trong tập 101 Công Án Thiền, có tên là “Thiền Sư Gia Sơn Toát Mồ Hôi", gợi ý cho chúng ta về việc phải vượt qua quan niệm thông thường của nhân gian về giai cấp trong xã hội, hay ít ra là hiểu và tôn trọng về nhân quyền, thí dụ như các quyền căn bản của con người là: Tự do ngôn luận, tự do phát biểu ý kiến, Tự do tôn giáo, bình đẳng trước pháp luật …
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment