Header Ads

Câu Chuyện Bên Tách Trà #47 - Sự Huỷ Hoại


Cuộc sống của con người trên thế gian này luôn bị chi phối bởi thời gian. 

Ngay từ thuở ban đầu thì câu thành ngữ “Chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm" đã nói rõ ràng về thời gian. Rồi đến thời kỳ “thôi nôi", tuổi cắp sách đến trường, ngày sinh nhật, ... đều là những mấu chốt của thời gian. 

Đời người biểu hiện rõ ràng sự lệ thuộc, và đo lường bằng thời gian, bằng số tuổi. Thời xa xưa, người ta dùng câu thơ của Đỗ Phủ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy", có nghĩa là từ xưa đến nay mấy ai sống được đến bảy mươi tuổi, để nói về đời người.

Mẫu chốt thời gian này được thay đổi bằng lời chúc vợ chồng được “Bách niên giai lão", có nghĩa là chúc đôi vợ chồng được sống bên nhau đến “Trăm năm đầu bạc". 

Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng mở đầu bằng câu “Trăm năm trong cõi người ta", cho thấy rằng, đời người dài nhất cũng chỉ là trăm năm. Đó là một dấu mốc thời gian quan trọng, là thước đo của cái vòng “Sinh, Lão, Bệnh, Tử" của đời người.

Thời gian quan trọng như thế, nhưng chúng ta vẫn nghe câu “giết thời gian" của những người quá rảnh rỗi, đời sống quá nhàm chán, không biết làm gì để cho qua thời gian. Những kẻ muốn “giết thời gian" là những kẻ giàu có, dư thừa, không những về vật chất, mà còn cả thời gian. Khác biệt hoàn toàn với những người nông dân, chỉ mong trời sáng để ra đồng làm ruộng. Hoặc của người công nhân chờ sáng để đến sở làm, hầu có được tiền lương để nuôi dưỡng gia đình.

Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công án Thiền số 63 trong tập 101 Công Án Thiền, có tên là “Sự Huỷ Hoại" cho thấy rằng mọi hành động có tính cách tàn bạo, huỷ hoại dù về phương diện vật chất hay tinh thần, cũng đều là vô đạo đức, cần phải ngăn ngừa và nghiêm phạt.



No comments

Powered by Blogger.