Như chúng ta đã biết, đời sống của con người trên thế gian này luôn bị chi phối bởi “Nhị Nguyên". Có sáng thì có tối, có trắng thì có đen, có thật thà thì cũng có dối trá …
Với thật thà thì dễ hiểu, vì đó là thấy sao thì nói vậy. Thế nhưng dối trá, thường không phải là điều vô tình, mà là cố ý. Bởi vì thấy vậy mà lại nói khác đi, thì hiển nhiên là đã cố ý làm như thế.
Chúng ta đã từng nghe những câu “Con người ta khi mới sinh ra đều có tính tốt" và “Ai cũng có tâm Phật." Thế nhưng, tại sao con người ta lại nói dối? Quan niệm thông thường cho rằng, bởi vì cuộc sống xã hội luôn có phần khó khăn, khiến con người có ý nghĩ phải tranh dành để kiếm sống. Đồng thời “Tham, Sân, Si" đã là những nguyên nhân chính để khiến con người ta nói dối. Vì thông thường sự dối gian là để hưởng lợi, để chất thêm cho đầy túi tham. Nhưng vì túi tham không đáy, nên sự dối gian cũng không thể ngừng. Có lẽ chỉ ngừng khi con người ta tỉnh ngộ, khi nhận ra rằng sự gian dối, nhiều khi đem lại hậu quả không tốt. Vì đó là nguyên lý của “Nhân Quả", gieo nhân xấu, thì sẽ hái quả xấu.
Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công án Thiền số 61 trong tập 101 Công Án Thiền, có tên là “Thiền Sư và Thiên Hoàng", cho thấy rằng chỉ khi nào đã tỉnh thức, xoá bỏ được tạp niệm thì mới có thể đạt được giác ngộ.
No comments:
Post a Comment