Có thể nói, thế hệ của chúng ta, cũng như nhiều thế hệ trước, đã trải qua biết
bao nhiêu biến động và tác hại do thiên nhiên cũng như do loài người tạo ra.
Thiên tai thì xảy ra không thường xuyên, và ngắn hạn. Thế nhưng con người với
lòng tham, sân, si đã gây ra biết bao nhiêu là đổ vỡ và đau thương hầu như ở
khắp nơi trên thế giới. Tàn khốc nhất là chiến tranh, và ảnh hưởng lâu dài của
nó.
Thế cho nên, luân lý, đạo đức, và tôn giáo luôn luôn khuyên bảo con người nên
đối xử với nhau như tình anh em, hay ít ra cũng đối xử công bằng với tất cả
mọi người xung quanh.
Thế nhưng, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều nhận thấy rằng con người ta
không thể dễ dàng đối xử công bằng với người xung quanh; nhất là đối với những
người có liên hệ thứ bậc với nhau như con cái và cha mẹ hay ông bà, trò và
thầy, người trẻ và người già, nam và nữ, vân … vân ... Bởi vì đó là căn bản
giáo dục và văn hoá của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bởi vì
văn hoá, cũng như phong tục, tập quán thường không đưa ra những điều luật hoặc
quy tắc đối xử rõ ràng, thế cho nên chúng ta phải dựa vào lý trí và sinh hoạt
xã hội để đối xử cho hợp tình, hợp lý.
Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công
án thiền số 51 có tên là “Miso Chua", nói về cách đối xử trong liên hệ thầy
trò của người Á Đông.
No comments:
Post a Comment