Bùi Quý Chiến
Các nhà thơ thời tiền chiến đều ca ngợi tình yêu. Mỗi người một vẻ.
Người thì nửa kim nửa cổ như Tản Đà. Người thì chân quê như Nguyễn Bính.
Người thì hồn nhiên như Nguyễn Nhược Pháp. Còn lại hầu hết là lãng mạn.
Tản Đà sinh trưởng vào thời cổ học suy tàn và tân học khởi sắc nên thơ của
ông vừa có hương vị xưa vừa mang ý tưởng mới.
Trong bài thơ "Thề non nước" , tình yêu được Tản Đà thiên nhiên hóa:
Nước non nặng một lời
thề
Nước đi , đi mãi
không về cùng non.
Chàng và nàng yêu nhau như keo sơn nhưng không lâu chàng phiêu bạt giang hồ.
Thương nhớ chàng, nàng ngày đêm héo hắt mong đợi:
Non cao những ngóng
cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ
mong tháng ngày.
Nàng vẫn căng đầy tuổi xuân, vẫn mong đợi chàng nhưng chàng dường như đã
quên nàng:
Non cao tuổi vẫn
chưa già
Non thời nhớ nước ,
nước mà quên non.
Một ngày kia gót chân giang hồ của chàng hết hứng thú, chàng nhớ tới nàng:
Dù cho sông cạn đá
mòn
Còn non còn nước vẫn
còn thề xưa
Non cao đã biết hay
chưa
Nước đi ra biển lại
mưa về nguồn
Chàng và nàng nối lại duyên xưa .
Thơ của Nguyễn Bính có màu sắc đồng nội, lời bình dị nhưng ý mặn mà.
Ông có một bài thơ tả mối tình của đôi trai gái quê yêu nhau.
Chàng và nàng được phép hẹn hò vì đã làm đám hỏi.
Nàng có bà con trên tỉnh nên thỉnh thoảng lên tỉnh chơi.
Một bữa kia chàng y hẹn ra đầu làng đón nàng từ tỉnh về. Chàng ngạc nhiên
thấy nàng áo quần thay đổi:
Khăn nhung , quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm , em làm khổ tôi.
(Tôi không giận em vì tôi yêu em . Nhưng em làm khổ tôi.
Em làm khổ tôi vì tôi biết ăn nói làm sao với thầy u vốn là những người chân
quê?
Em làm khổ tôi vì từ nay tôi phải chịu đựng những lời mỉa mai châm biếm của
hàng xóm và bạn bè.
Em làm khổ tôi vì từ nay tôi phải lúng túng đi bên một cô gái nửa quê nửa
tỉnh.)
Chàng nhớ lại hôm cùng nàng đi lễ chùa. Nàng chít khăn mỏ quạ làm nổi bật
khuôn mặt trái xoan. Chiếc yếm lụa màu mỡ gà căng đầy bộ ngực. Chiếc áo tứ
thân được dây lưng đũi xanh bó ngang eo khiến thân nàng như con ong.
Nhưng hôm nay chàng thất vọng:
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
(Vì yêu em , chưa bao giờ anh làm mất lòng em. Nhưng hôm nay ... anh van
em... tha thiết van xin em...)
Lưu Trọng Lư là một trong vài nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Thơ của ông
thường phản ảnh cá tính của mình.
Bài thơ "Giang hồ" là sự giằng xé giữa tình thê nhi và thú giang hồ.
Chàng sớm có gia đình nhưng máu giang hồ không cầm được chân chàng.
Vui chơi trên sông nước, chàng mê đắm tiếng đàn lời ca và say sưa giữa mộng
và thực.
Một bữa kia nhớ tới vợ con, chàng quyết định trở về.
Tiệc rượu chia tay, nàng ca nhi mời chàng:
Mời anh cạn
hết chén này
Trăng vàng ở
cuối non tây ngậm buồn
Tiếng gà đã
rộn trong thôn
Nửa đời
phiêu lãng chỉ còn đêm nay.
Nhưng chàng muốn nghe đàn ca nên xin khất ly rượu:
Cho ta
khất chén rượu này
Vì ta
em hãy lựa dây đoạn trường.
Chàng đốt trầm để mơ màng trong tiếng đàn lời ca.
Rồi tiếng gà trong xóm báo hiệu bình minh khiến chàng choàng tỉnh:
Trông nàng môi nhạt màu son
Giật mình ta nhớ vợ con ở nhà
Từ đấy chẳng bao giờ phiêu lãng
Niềm thê nhi ngày tháng quen dần.
Tuy vậy đôi lúc chàng nhớ cảnh giang hồ và hình ảnh nàng ca nhi mờ ảo đêm
chia tay:
Đêm ấy rượu nàng, ta không uống
Từ sau thề không uống rượu ai.
Rồi một hôm đứa con đưa chàng chai rượu, nói rằng mẹ mời cha nhân dịp sinh
nhật mẹ. Chàng phân vân:
Ta uống chẳng hóa ra lỗi hẹn
Mà từ nan đâu vẹn vợ chồng.
Cuối cùng chàng nhận chai rượu và uống say. Không phải say vì mừng ngày
sinh của vợ nhưng say vì sôi máu giang hồ:
Thôi rồi ra chốn nước non
Lồng son lại để xổ con chim trời.
Thế là chàng du tử lại bỏ nhà ra đi.
Thơ của Nguyễn Nhược Pháp rất hồn nhiên về ý và lời.
Trong bài thơ "Chùa Hương", người đọc bị lôi cuốn từng bước rộn ràng của cô
gái lần đầu tiên biết yêu.
Cùng cha mẹ trên con đò tới chùa Hương, nàng gặp một văn nhân tướng mạo
khác thường, tim nàng thốt lên:
Hỏi ai
nhìn không thương?
(Tiếng Việt có cách minh xác nhận định của mình về người thứ hai bằng cách
dẫn lời đồng ý với mình của người thứ ba).
Trong khi thuyền trôi, chàng ngâm thơ, cha nàng khen hay quá:
Em nghe rồi ngẩn ngơ
Sau đoạn đi thuyền, khách lên bờ đi bộ vào chùa:
Em đi chàng theo sau
Em không dám đi mau
Sợ chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu.
Sau khi lễ chùa ngoài, khách nghỉ lại một đêm để ngày mai vào chùa trong.
Nằm nghe tiếng mõ và chim kêu trong rừng, nàng mơ:
Em mơ, em yêu đời
Mơ nhiều, viết thế thôi
Kẻo ai mà xem thấy
Nhìn em đến nực cười.
Con đường vào chùa trong phải đi bộ khá xa. Mẹ bảo vừa đi vừa niệm Quan Thế
Âm Bồ Tát là đi mau.
Em ư? Em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau
Chàng cũng cho như thế
(Ra ta hợp tâm đầu)
Khi đi qua chùa Giải oan, Chàng lấy bút thảo lên tường một bài thơ.
Tấm tắc thầy khen hay
Chữ đẹp như rồng bay
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vào đây)
Sau khi lễ chùa trong, thầy quyết định gia đình sẽ về nhà chiều nay.
Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời
Giờ vui đời có vậy
Thoáng ngày vui qua rồi
Mặc dù sẽ không còn gặp lại nhau, cô gái vẫn cầu xin Trời Phật cho cô lấy
được chàng.
Nhượng Tống là một dịch giả hơn là nhà thơ. Ông dịch thơ Đỗ Phủ và dịch
trích đoạn trong Sử ký của Tư Mã Thiên.
Tuy ít làm thơ nhưng thơ của ông được nhiều người ưa thích.
Bài thơ "Lời người bạn một đêm" là lời thuật lại mối tình của nàng kỹ nữ với
người lữ khách gặp nhau trong một đêm.
Nàng nổi tiếng vì sắc đẹp nhưng gia đình nghèo. Không chịu nổi khổ cực,
nàng đành:
Trăm năm thân phải
liều
Từ đó nàng mê man và lăn lóc với ong bướm. Tuy vậy khách chỉ:
Mua được miệng em
cười
Khôn mua lòng em yêu
Cho tới một đêm kia một lữ khách gặp nàng. Ngay phút đầu chàng và nàng yêu
nhau. Chàng cảm thương thân thế nàng.
Không nói gì về mình, chàng chỉ cho nàng biết sẽ ra đi ngay đêm nay nhưng
hẹn quay về giúp nàng thay đổi cuộc sống. Nàng tỏ vẻ bi quan:
Buồn tênh em lắc
đầu
Cá nước với chim
trời
Đâu dễ thường thấy
nhau
Ngẩn ngơ từ lúc gặp chàng , nàng càng ngẩn ngơ phút chia tay:
Lác đác chòm sao thưa
Lạnh lẽo bóng trăng
mờ
Một bước tiễn anh
ra
Trăm tình càng ngẩn
ngơ
Chia tay nhau, nàng chợt thấy một bông hoa dưới thềm:
Lấp lánh hạt sương
đêm
Tưới ướt hoa bên
thềm
Hái hoa đưa
tặng anh
Thấy hoa như
thấy em
Từ đó mỗi khi thấy ánh trăng trước thềm nàng lại nhớ đến chàng :
Bóng nguyệt
dãi thềm hoa
Nào lúc tiễn
anh ra
Ngẩng đầu
trăng vẫn gần
Cúi đầu ,
người sao xa?
Cũng dưới vầng trăng ấy, từ nơi xa xôi chàng nhớ nàng:
Dậy ngắm vầng
trăng bạc
Bâng khuâng
tìm mộng trước
Nhớ em chẳng
thấy em
Tầng mây nghe
tiếng vạc
Chàng và nàng cùng dưới một vầng trăng, cùng thấy mình gần với trăng nhưng
xa nhau vời vợi:
Thương
nhau, tiếng thở dài
Nhớ
nhau, hàng lệ rỏ
Miễn
lòng ta biết ta
Yêu
nhau thế là đủ.
Mặc dù tình yêu chỉ nảy nở trong một đêm, chàng và nàng vẫn thương nhớ nhau.
Và, "yêu nhau thế là đủ."
Bùi Quý Chiến
Tham khảo
- Thi thoại của Vân Hạc .
- Thi nhân Việt nam của Hoài Thanh và Hoài Chân .
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment