Một hôm thiền sư Huệ Trung
Sau bình phong ở trong phòng gọi ra
“Thị giả!” Đam Nguyên liền qua
Quỳ bên ngoài cửa như là mọi khi
Hỏi “Dạ, thưa thầy cần chi?"
Im lặng, không có tiếng gì vọng ra.
Tưởng nghe lầm nên thế là
Đam Nguyên lui bước quay ra về phòng.
Lúc sau lại nghe gọi rằng
“Thị giả!” thì cũng chắc rằng thầy kêu.
Nhưng mà khi đã đến nơi
“Dạ, thầy đã gọi, con thời đến ngay
Cần gì thì con giúp thầy."
Nhưng vẫn im lặng lời thầy chẳng ban.
Bối rối chẳng thể hỏi han
Đam Nguyên cũng lại lui chân trở về.
Về phòng thì lại chợt nghe
“Thị giả!” tiếng gọi có bề to hơn.
Đến nơi hỏi rõ nguồn cơn
“Thầy đã cho gọi đến con ba lần
Thưa thầy có điều chi cần
Xin cho con biết, sẽ làm giúp ngay."
Sau khoảng im lặng khá dài
Mới nghe tiếng nói của thầy “Vào đây" .
Đam Nguyên bước vào trong ngay
Huệ Trung mới nói rằng “Này Đam Nguyên
Theo ta nhiều năm học Thiền
Mà chưa giác ngộ hỏi rằng sao đây
Có thể là lỗi của thầy
Ta thấy xấu hổ việc này lắm đây
Nhưng ta suy nghĩ điều này
Không hoàn toàn lỗi của thầy mà ra
Hiểu thế ta muốn nói là
Ai người mới đúng xem là lỗi hơn
Thay vì ta xin lỗi con
Mà con nên nói lời xin lỗi thầy.”
Thầy gọi có ý gì đây
Ba lần thầy gọi việc này lạ thay
Lý ra phải nghĩ việc này
Ý thầy muốn nhắc gì đây với mình
“Hãy Tỉnh Thức" nhìn vào mình
Thầy chỉ hướng dẫn tận tình mà thôi
Học trò mới chính là người
Học sâu, hiểu rộng, nên người tài ba.
Bùi Phạm Thành
Ngày 18 tháng 1 năm 2023
37. Ba Lần Gọi Của Huệ Trung
Một hôm, Thiền sư Huệ Trung gọi từ phía sau tấm bình phong đóng kín trong
phòng: "Này! Thị giả!" Đam Nguyên, người thị giả, nghe tiếng thầy gọi, liền đi
đến phòng của thầy.
Quỳ bên ngoài bức bình phong, theo thông lệ, Đam Nguyên nói: "Dạ, thưa thầy,
có con đây."
Nhưng thầy không trả lời. Tuy nhiên, Đam Nguyên vẫn cố gắng hỏi: "Thầy có cần
gì không?"
Im lặng. Nghĩ rằng mình đã lầm, Đam Nguyên quay trở lại phòng.
Một lúc sau, Huệ Trung lại gọi: "Thị giả!"
Một lần nữa Đam Nguyên đến bên ngoài tấm bình phong, nói: "Dạ, con đây. Con có
thể giúp gì cho thầy?"
Im lặng. Bối rối và băn khoăn, Đam Nguyên quay trở về phòng.
Vừa về đến phòng thì lại nghe tiếng thầy gọi lần thứ ba, to hơn lần trước.
Đam Nguyên lại đến và nói: "Thầy đã gọi ba lần rồi. Có con đây."
Sau một khoảng im lặng dài. Cuối cùng Thiền sư nói: "Vào đi, Đam Nguyên."
Đam Nguyên bước vào.
“Con biết không,” Huệ Trung tiếp tục, “con đã học với ta một thời gian khá lâu
rồi, nhưng con chưa đạt được giác ngộ. Thầy nghĩ đó là lỗi của thầy. Thầy cảm
thấy xấu hổ vì là một vị thầy kém. Nhưng bây giờ thì thầy thấy rằng đó không
hoàn toàn là lỗi của thầy. Thay vì xin lỗi con, con nên xin lỗi thầy!”
Một số lời bình luận nói rằng Đam Nguyên đã làm rất đúng khi thực lòng,
không chút đắn đo, đáp lại tiếng gọi của thầy ba lần. Những người khác lại
cho rằng Thiền sư, khi nhận ra tiềm năng của đệ tử, đã quá nhiệt tâm, quá lo
lắng cho việc giác ngộ của đệ tử.
Khi tất cả lời nói và việc làm đã xong, Thiền là sự tỉnh thức. Đam Nguyên lẽ
ra phải nhận thức được ý của thầy khi ông gọi ba lần. Ông ta không được gọi
đến để được sai làm một điều gì cả.
Thầy có thể dạy, nhưng chỉ có đệ tử mới có thể học.
Thầy chỉ có thể chỉ con đường đi đến tỉnh thức. Đừng kinh ngạc!
37. Echu's Three Calls
One day Zen Master Echu (南陽慧忠, Nan-yang Hui-cheng; Nanyo Echu, 675-775)
called, from behind the closed screens of his room, "Ho! Attendant!" Tangen
(耽源應眞, Tan-yuan Ying-chen, Tangen Oshin, 8th-9th CE), his attendant, heard
the call from his dormitory room. He went at once to his teacher's room.
Kneeling outside the Shoji screens, as was customary, he said, "Yes, master, I
am here."
But the teacher did not respond. So Tangen persisted, "Do you want something?"
Silence. Thinking he had been mistaken, Tangen returned to the dormitory.
Shortly, Echu called again: "Attendant!"
Again Tangen responded. Waiting by the paper screens, once again he said,
"Yes, I am here. What can I do for you?"
Silence. Puzzled and disturbed, Tangen returned to his room.
No sooner had he reached his room than his teacher called a third time, louder
than before.
A third time Tangen went and waited, saying, "You called three times. I am
here."
There was a long silence. At last the Zen Master said, "Come in,
Tangen."
Tangen entered.
'You know," the Master continued, "you have been studying with me for some
time now, but you haven't attained enlightenment. I thought it was my fault. I
was feeling ashamed of myself for being a poor teacher. But now I see that it
is not totally my fault. Instead of apologizing to you, you should apologize
to me!”
Some commentaries say that Tangen did well to respond three times, without
artificiality, to his teacher's call. Others say that the Zen Master,
recognizing his disciple's potential, was too ambitious, overly anxious to
have his pupil attain.
When all is said and done, Zen is awareness. Tangen should have been aware
of what his teacher meant by calling three times. He was not summoned to
perform some actual or material action.
The teacher can teach, but only the pupil can learn.
The Master can only point the way to awareness. Don't be dumbfounded!
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment