Vương Trùng Dương
Vào giữa thập niên 1980s, phổ biến trong nước Triệu Đóa Hoa Hồng, tuy là bản
nhạc trữ tình với mối tình dang dở nhưng lời Việt, nhạc Liên Xô nên tôi bị
“dị ứng” nên chẳng để ý, dù sau nầy với ca sĩ hải ngoại… Trong thời gian xảy
ra dịch Covid-19 ở Mỹ, không được đi đâu, ở nhà viết lách, đọc sách và nghe
nhạc, tình cờ nghe ca khúc Million Scarlet Roses, tìm hiểu thêm mới biết đây
là nhạc phẩm nổi tiếng, được phổ biến khắp nơi. Và, thật không ngờ, ca khúc
nầy được mọi người ái mộ nhiều như vây. Tình cờ, qua mẩu chuyện được biết,
trong một lần được nghe ca khúc nầy… gợi ý tôi viết về loài hoa và bóng dáng
vẫn còn lởn vởn trong đêm hè. Với tôi là người ghi chép cùng sự đồng cảm với
nhau vì đôi khi nguồn cảm hứng chợt đến rồi đi trong khoảnh khắc nên viết để
lưu niệm, mong rằng khỏi mai một theo thời gian trong cõi vô thường nầy. Và,
nhân ca khúc Million Scarlet Roses từ thơ phổ nhạc, viết về thơ phổ nhạc
trong nhiều thập niên qua.
oOo
Giữa thi ca và âm nhạc có mối lương duyên với nhau, sự tương đồng trong ngôn
từ và âm điệu, thơ Việt Nam được phổ nhạc rất nhiều, có lẽ ngôn ngữ đơn âm
dễ phù hợp với nốt nhạc. Có ca khúc phổ thơ cùng tựa đề, có ca khúc khác tựa
và ca khúc dựa vào ý thơ… Nhiều bài thơ nhờ phổ thành nhạc nên được phổ biến
rộng rãi và sống mãi với thời gian. Với ca khúc đến với mọi người bất cứ lúc
nào, trong mọi hoàn cảnh, lúc buồn khi vui và tùy theo tâm trạng thích nghi
với nội dung của nó.
Kể từ khi dòng nhạc Tây phương ảnh hưởng đến buổi bình minh của âm nhạc Việt
Nam, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp sáng tác bài thơ Chùa Hương (Cô Gái Chùa
Hương) năm 1934, nhạc sĩ Hoàng Quý phổ thành ca khúc Chùa Hương năm 1943, là
một trong những ca khúc đầu tiên được phổ nhạc của nền tân nhạc. Nhạc sĩ
Trần Văn Khê đã phổ nhạc Đi Chơi Chùa Hương năm 1946… nửa thế kỷ sau Trung
Đức phổ thành ca khúc Em Đi Chùa Hương.
Viết về thơ phổ nhạc, bài viết của tôi giữa thập niên 1990s đã phổ biến trên
website Quán Gió ở Úc và Xứ Quảng của La Lương ở Mỹ… Trong phạm vi bài nầy
chỉ đơn cử số nhạc phẩm tiêu biểu vì nều đề cập đến phải viết thành sách cả
trăm trang.
Nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng về thơ phổ nhạc, điển hình như: Thuyền Viễn Xứ
(bài thơ của Huyền Chi (cô gái tên Ngọc Bút mới 18 tuổi) sáng tác năm 1952,
nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1954. Hai bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh với Kiếp
Nào Có Yêu Nhau, Đừng Bỏ Em Một Mình, Phạm Duy phổ thành hai ca khúc nổi
tiếng nhất. Ngoài ra còn có bài thơ Còn Chi Nữa của Lưu Trọng Lư, ca khúc
Hoa Rụng Ven Sông, Chiều của Xuân Diệu với nhạc phẩm Mộ Khúc (bài thơ Chiều
của Hồ Dzếnh, với ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước)… Các bài
thơ phổ thành ca khúc cùng tên như: Bài thơ Ngậm Ngùi của Huy Cận, bài thơ
Tây Tiến của Quang Dũng, bài thơ Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ năm 1941,
phổ nhạc năm 1952, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, bài thơ Nếu Anh Còn
Trẻ của Hoàng Cầm, bài thơ Kỷ Vật Cho Em của Linh Phương, bài thơ Cô Hái Mơ
của Nguyễn Bính… Hai bài thơ của Cung Trầm Tưởng, Mùa Thu Paris phổ nhạc
cùng tên và bài Chưa Bao Giờ Buồn Thế, phổ nhạc thành Tiễn Em… Bài thơ Màu
Tím Hoa Sim của Hữu Loan được phổ thành những ca khúc Những Đồi Hoa Sim của
Dzũng Chinh, sau đó là các nhạc sĩ Song Ngọc, Duy Khánh, Anh Bằng… Chᴜyện
Nɡười Cᴏn Gái Hái Sim của Hồng Vân và Phạm Duy với ca khúc Áo Anh Sứt Chỉ
Đường Tà. Các bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Thiên Thư, Phạm Văn Bình… được
phổ thành ca khúc quen thuộc.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương nổi tiếng với những bài thơ phổ nhạc như Đôi Mắt
Người Sơn Tây (bài thơ Đôi Bờ và Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng), bài thơ
Tình Tự Dưới Hoa của Đinh Hùng với ca khúc Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời
Tôi (bài thơ Thơ Cũ Của Nàng của Trần Dạ Từ)… Các bài thơ của Thanh Tâm
Tuyền được phổ thành ca khúc Nửa Hồn Thương Đau, Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Dạ
Tâm Khúc, Đêm Màu Hồng (ca khúc nầy thường mở đầu ở phòng trà Đêm Màu
Hồng…
Những bài thơ của Thanh Tâm Tuyền sáng tác khi ở trong lao tù được Cung Tiến
phổ thành thơ trong tuyển tập Vang Vang Trời Vào Xuân. Nhạc sĩ Cung Tiến đã
phổ thơ các ca khúc như Hoàng Hạc Lâu (Vũ Hoàng Chương dịch thơ Thôi Hiệu),
Vết Chim Bay (thơ Phạm Thiên Thư), Đi Núi (thơ Xuân Diệu), Thuở Làm Thơ Yêu
Em (thơ Trần Dạ Từ), Lệ Đá Xanh (ý thơ Thanh Tâm Tuyền), Nguyệt Cầm (ý thơ
Xuân Điệu)…
Nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông hoàng của Tango, hai bài thơ của Vĩnh Phúc được phổ
nhạc như Cánh Hoa Yêu, Tìm Một Ánh Sao, ca khúc tuyệt vời nhất Ngàn Thu Áo
Tím, lời của Vĩnh Phúc.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã phổ nhạc cũng rất nổi tiếng như: bài thơ Nụ Hoa Vàng
Ngày Xuân của Kim Tuấn qua ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân. Các nhạc phẩm Hoa
Bướm Ngày Xưa, Mái Tóc Dạ Hương, Thu May Áo Cưới (thơ Đinh Hùng), Tiếng Hát
Ru Tôi (thơ Du Tử Lê), Người Em Nhỏ (thơ Thiệu Giang), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ
Thái Thủy)… Ca khúc Lá Thư Gửi Mẹ, là một trong những bài hát nỗi tiếng nhất
và cũng là tâm trạng, nỗi niềm của chúng tôi khi xa hình bóng thiêng liêng
nhất của cuộc đời. Tôi có cơ hội cùng sinh hoạt với nhạc sĩ Nguyễn Hiền ở
Trung Tâm Văn Bút và mỗi sáng cùng uống café với nhau, ông là bộ từ điển
sống về âm nhạc Việt Nam từ thời ở Hà Nội.
Nhạᴄ sĩ Anh Bằnɡ với số lượng sáng tác nhiều nhất từ trong nước, ở hải ngoại
trên sáu trăm bài hát, trong đó đã phổ thơ thành ca khúc như: Cô Lái Đò của
Nguyễn Đình Phúc (thơ Nguyễn Bính), Anh Biết Em Đi Chẳnɡ Tɾở Về (thơ Thái
Can), Khúᴄ Thᴜỵ Du (thơ Du Tử Lê), Bướm Trắng (thơ Nguyễn Bính), Mai Tôi Đi
(thơ Nguyên Sa, nhạc Tiễn Biệt, Song Ngọc phổ nhạc là Tiễn Đưa), Anh Cứ Hẹn,
Anh Còn Nợ Em (thơ Phạm Thành Tài), Anh Cứ Hẹn (thơ Hồ Dzếnh), Cánh Phượng
Hồng Thuở Xưa (thơ Trịnh Bửu Hoài), Cahi3 Tóc (thơ Hư Vô), Có Bao giờ Em Nhớ
Ta (thơ Quang Dũng), Em Về (thơ Mùi Quý Bồng), Gọi Anh Mùa Xuân (thơ Trần
Mộng Tú), Huế Nhớ O (thơ Giáng Thơ), Kỳ Diệu (thơ Nguyên Sa), Nếu Vắng Anh
(Cần Thiết, thơ Nguyên Sa), Sợi Tóc (thơ Sương Mai), Tiếc Thương (thơ Cao
Tần)…
Những tình khúc về hoa phổ thơ: Hoa Mẫu Đơn (thơ Hồ Dzếnh), Tɾúᴄ Đàᴏ (thơ
Nguyễn Tất Nhiên), Hᴏa Họᴄ Tɾò (thơ Nhất Tuấn), Chᴜyện Giàn Thiên Lý (bài
thơ Nhà Tôi của Yên Thao), Bông Hoa Vườn Dị Thảo (thơ Hoàng Song Liêm)… nhạc
của Anh Bằng. Chᴜyện Hᴏa Sim (thơ Hữu Loan, nhạc Anh Bằng), Hoa Trắng Thôi
Cài Trên Áo Tím (thơ Kiên Giang), Chᴜyện Tình Hᴏa Tɾắnɡ, Hồi Chuông Xóm Đạo,
nhạc Anh Bằng), , Đưa Em Vào Động Hoa Vàng (thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm
Duy), Mùa Thu Chết (thơ Guillaume Apollinaire) về hoa thạch thảo…
Năm 1937, trên đàn VN xuất hiện nhà thơ bí ẩn với tên T.T.Kh với 3 bài thơ
Hai Sắc Hoa Ti-Gôn, Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Cuối Cùng (Đan Áo Cho Chồng),
nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành ca khúc Chuyện Hoa Ti-Gôn, Dĩ Vãng Một Loài
Hoa, Đan Áo Cho Chồng và nhạc phẩm Hai Sắc Hoa Ti-Gôn của nhạc sĩ Trần
Trịnh. Bài thơ nầy cũng được phổ thành ca khúc Hai Sắc Hoa Ti-Gôn (Trần
Thiện Thanh), Chuyện Tình TTKh (Song Ngọc)… Năm 2008, ở tᴜổi 82, sánɡ táᴄ
bài hát Anh Còn Yêᴜ Em, Anh Còn Yêᴜ Em, ρhổ từ thơ Phạm Thành Tài.
Nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông hoàng của Tango, hai bài thơ của Vĩnh Phúc được phổ
nhạc như Cánh Hoa Yêu, Tìm Một Ánh Sao, ca khúc tuyệt vời nhất Ngàn Thu Áo
Tím, lời của Vĩnh Phúc.
Với một bài thơ của các thi sĩ được các nhạc sĩ phổ nhạc cho đến nay vẫn
sống với thời gian như: Chiều của Hồ Dzếnh với Chiều của Dương Thiệu Tước,
bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm do Trầm Tử Thiêng phổ nhạc cùng tên, bài
thơ Chân Quê của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành Hương Đồng
Gió Nội, Trăng Sáng Vườn Chè của Văn Phụng (thơ Nguyễn Bính), bài thơ Áo Lụa
Hà Đông và Paris Có Gì Lạ Không Em của Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ
nhạc thành bài hát cùng tên. Bài thơ Chiều Trên Phá Tam Giang của Tô Thùy
Yên, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc cùng tên… Nếu tính từ thời tiền
chiến, trong nhiều thập niên qua có vài trăm bài thơ được phổ nhạc.
Với nhạc sĩ Song Ngọc, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, năm 2018 tôi viết bài Song
Ngọc, Dòng Nhạc Của Một Thời Để Nhớ và Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Người
Viết Sử Thi Cho Nhạc Lính… Trong đó đã đề cập đến những ca khúc phổ thơ, ý
thơ nên chỉ đơn cử ca khúc tiêu biểu mà thôi.
Đề cập đến thơ phổ nhạc hay nhạc phổ thơ, từ vài câu thơ, một bài thơ đến
nhiều bài thơ và từ một ca khúc đến nhiều ca khúc rất dạng và phong phú…
trong đó có các ca khúc của Phạm Duy. Phạm Đình Chương, Nguyễn Hiền, Anh
Bằng… được nhiều người biết đến.
oOo
Hai câu thơ của Hồ Dzếnh năm 1943: “Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở… Cho
nghìn sau... lơ lửng với nghìn xưa” tròn tám thập niên, và từ đó đến nay,
những cuộc tình đơn phương, dang dở đó qua thơ, văn, nhạc… làm xúc động
trong lòng mọi người.
Riêng về âm nhạc, từ thời tiền chiến đến hai thập niên ở miền Nam VN, nhiều
nhạc sĩ sáng tác, phổ thơ với cuộc tình bi thương, dang dở mang với đau
thương được trang trải qua lời ca và giai điệu…
Trở lại với nhạc phẩm Million Scarlet Roses thơ của Voznesensky, nhạc sĩ
Voznesensky phổ nhạc. Nhạc phẩm rất đơn giản chỉ có 16 trường canh (ô nhịp).
Phiên khúc I & II với nốt nhạc cuối cùng giống nhau (mi), thông thường
thì nốt cuối cùng khác nhau để chuyển sang phần điệp khúc có sự thay đổi về
giai điệu, chấm dứt bài hát. Có ca khúc chuyển âm giai như Suối Mơ của Văn
Cao, phiên khúc viết bằng âm giai thứ, tới điệp khúc chuyển sang âm giai
trưởng.
Nhạc phẩm Million Scarlet Roses nầy với nhịp 4/4 (C) nên có thể chuyển sang
vài thể điệu khác nhanh, chậm, dồn dập, nhẹ nhàng và thông dụng tương tự như
Nhạc Đồng Quê (Country Music - Folk) của Mỹ…
Nhà thơ Andrei Voznesensky (1933-2010) nổi tiếng vào thập niên 1960s ở Liên
Xô, trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng, ngay cả ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Allen
Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller… Sau đó, ông cũng là bạn thân với của
triết gia Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre… Nhưng có lẽ với người Việt, ít
ai biết về thơ Voznesensky (Hai nhà thơ của Nga A. Pushkin (1799-1837),
Sergei Essenin (1895-1925) trong trào lưu lãng mạn được biết đến ở VN).
Bài thơ Million Scarlet Roses của Andrei Voznesensky viết để tặng cho ca sĩ
Alla Pugacheva vào năm 1984. Nhà thơ lấy cảm hứng từ chuyện tình đơn phương
giữa chàng họa sĩ người Gruzia N. A Pirosmanashvili (1862-1918), sống
lang bạt, không nhà, không cửa, không gia đình, chỉ có một tình yêu đơn
phương với nữ ca sĩ gốc Pháp Margarita. Voznesensky cũng đa tình, lãng mạn
nên dựa vào hình ảnh chàng họa sĩ để bày tỏ tình yêu với Pugacheva.
Bài thơ nầy được phổ thành ca khúc của nhạc sĩ người Latvia là Raimond
Voldemarovich Pauls, lời ca của kẻ tình si, giai điệu nhẹ nhàng.
Nhạc sĩ Raymond Voldemarovich Pauls sinh ra ở thủ đô Riga, Latvia năm 1936.
Ông là nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều giải thưởng.
Latvia, đất nước nhỏ với diện tích khoảng 63,600 km2, vùng đồng bằng, thiên
nhiên hữu tình, nằm ở phía Đông vùng biển Baltic, phía Bắc giáp Estonia,
phía Nam giáp Lithuania và phía Đông giáp nước Nga. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, 3
nước nầy thuộc vào Liên Xô, năm 1991 Liên Xô và 9 nước CS Đông Âu sụp đỗ,
Litvia độc lập, năm 2004 ở khối Liên Minh Bắc Đại tây Dương (NATO) và
Liên hiệp Châu Âu (EU). Năm 1991 R.V. Pauls từng là từ Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa.
Năm 1993 đến năm 1998, cố vấn văn hóa cho Tổng Thống Latvia Guntis Ulmanis.
Ông cũng có tham vọng trên bước đường chính trị tranh cử tổng thống nhưng
thất bại. Dân số khoảng 2 triệu người, ngôn ngữ chính là tiếng Latvia và
tiếng Anh. Thời gian nầy R,V. Pauls là nhà ngoại giao, nhà văn hóa nên khi
đến các nước lân cận hay trong nước được chào đón với ca khúc Million
Scarlet Roses. Và đất nước của ông tuy nhỏ nhưng trở thành những địa danh du
lịch nổi tiếng.
Lời ca khúc nầy theo bài thơ của Voznesensky với câu chuyện tình của chàng
họa sĩ nghèo người Gruzia tên Niko Pirosmani (1862-1918) và nàng ca sĩ người
Pháp Magragita. Chuyện kể rằng có chàng họa sĩ yêu thầm một cô ca sĩ. Cô gái
có điểm đặc biệt là rất yêu những bông hồng, yêu loài hoa tượng trưng cho
tình yêu và hạnh phúc. Để làm đẹp lòng cô, chàng đã bán tất cả nhà cửa,
những bức tranh để đổi lấy một triệu bông hoa hồng mang tặng nàng và hy vọng
nàng sẽ vui lòng, nhưng sau đó cô ca sĩ này biết được người tặng những bông
hoa hồng đó là một nhà họa sĩ nghèo nên chàng chỉ còn mối tình đơn phương!.
Lời Việt với Diệp Minh Tuyền, Trung Kiên và có thêm vài lời ca khác… vì dựa
theo chuyện tình để viết về mối tình đơn phương, thầm kín, dang dở.
Là văn nhân thường được nhắc đến với cuộc tình si vì được đề cập qua thơ,
văn, nhạc…Ở Việt Nam có vài giai thoại về nhạc sĩ đa tình, nhiều ca khúc trữ
tình chạy theo cuộc tình với “tặng hoa”. Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn qua đời năm
2001, tôi viết bài Đoàn Chuẩn & Gửi Người Em Gái (sau đó đăng trong
quyển Văn Nhân & Tình Sử, ấn hành năm 2005, trang 63-78), ông là nhạc sĩ
đa tình, lãng mạn… cũng là chất liệu để sáng tác nhiều ca khúc trữ tình với
những bóng hồng dù chỉ là một thoáng mơ thôi.
Đoàn Chuẩn lập gia đình khi còn học trung học vào năm 1942. Nhưng những ca
khúc của ông Tà Áo Xanh, Thu Quyến Rũ… với bóng hồng ca sĩ Thanh Hằng… Tiếp
đến với bóng hồng ca sĩ Mộc Lan (do nhạc sĩ Lê Thương đặt danh hiệu lần đầu
tiên hát ca khúc Trên Sông Dương Tử của ông). Đoàn Chuẩn sau lần nghe Mộc
Lan từ Sài Gòn ra Hà Nội hát bài Đi Chơi Chùa Hương của Trần Văn Khê phổ thơ
Nguyễn Nhược Pháp ở nhà hát lớn Hà Nội, đã đem lòng thầm yêu trộm nhớ.
Theo nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả Gợi Giấc Mơ Xưa, bạn của Đoàn Chuẩn tiết
lộ thì sau khi tới Sài Gòn, họ Đoàn đã tìm được địa chỉ của Mộc Lan trên
đường Espagne ở Tân Định nhưng không trực tiếp “yết kiến” mà chỉ nhờ chủ một
tiệm bán hoa tươi mang hoa đến tặng Mộc Lan mỗi sáng sớm, và không tiết lộ
tung tích người gửi hoa. Đoàn Chuẩn đặt trước tiền hoa và tiền công cả tháng
cho chủ hàng hoa tươi rồi trở lại Hải Phòng, không quên để lại địa chỉ liên
lạc của mình.
Sau 3 tuần nhận được hoa đều đặn, ca sĩ Mộc Lan không cầm lòng được đã đề
nghị người đưa hoa cho biết tên người tặng. Được sự đồng ý của Đoàn Chuẩn,
chủ hàng hoa đã thông báo cho Mộc Lan biết người gửi tặng hoa cho nàng chính
là nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cùng với địa chỉ kèm theo. Sau đó, nhạc sĩ họ Đoàn
nhận được lá thư của người đẹp với lời cảm ơn và hy vọng có ngày được hội
ngộ. Thế là Đoàn Chuẩn lại gửi tiền để chủ hàng hoa tiếp tục tặng hoa cho
người đẹp liền 2 tháng nữa.
Mấy tuần sau đó, Đoàn Chuẩn rất xúc động khi nhận được lá thư tiếp theo của
Mộc Lan và ông đã biến tình cảm dâng trào của mình thành bản nhạc Gửi Gió
Cho Mây Ngàn Bay với lời đề tặng M.L.
Ca khúc Gửi Người Em Gái Miền Nam, tuy không ghi tặng M.L khi phân chia hai
miền Nam/Bắc nhưng đó là ca khúc dành cho Mộc Lan.
Sau nầy có vài mẩu chuyện viết về cuộc tình nhưng cũng thuộc vào tình sử.
Nhạc sĩ Robert Schumann cho rằng “Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng
vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người”, trong đó không những trong
tâm hồn nhạc sĩ mà trong trái tim người thưởng ngoạn, có thể hình bóng nào
đó khi cất tiếng hát đã in sâu vào tâm khảm. Có lẽ “Âm nhạc lấp đầy khoảng
vô hạn giữa hai tâm hồn” (thi hào Rabindranath Tagore).
Có những nhạc phẩm chỉ lấy ý từ thơ hoặc câu thơ nào đó, vì vậy như đã đề
cập ở trên, trong lúc cảm hứng nên - theo sự gợi ý - lấy tựa đề của bài thơ
và nhạc để cảm tác.
Triệu Hoa Hồng Thắm
Cảm tác:
PK I: Lòng anh thầm mơ hoa hồng thắm
Em là tiên nữ với hoa hồng
Nụ cười thật xinh như ngàn hoa
Xao xuyến tim anh triệu đóa hồng
PK II: Nầy người tình si anh thầm nhớ
Em cười trong nắng ngát hương đời
Hiện về trần gian mang tình yêu
Trong cõi nhân gian đẹp nhất đời
ĐK: Với tiếng hát như pha lê em như hoa khoe sắc thắm
Tiếng hát đó ru tim anh trong cơn mê hồn say đắm
Bao yêu thương trong tim anh đang lâng lâng niềm thương nhớ
Trong âm vang qua câu ca như ru anh cuối cuộc đời.
Nếu nhà văn Pháp Edmond Jabès cho rằng “Chỉ một đóa hồng là đủ cho bình minh” nhưng triệu đóa hoa hồng trong thơ và nhạc của Voznesensky và
Voldemarovich Pauls không thấy bình minh mà là bóng chiều tà vì mối tình si
khi cô độc mới là mối tình “Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở” để
viết vì đó phát xuất tận cùng của trái tim!
Trong thi ca và âm nhạc Việt Nam có nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã thành danh
từ thập niên 40, 50 và 60… riêng về thơ phổ nhạc với số lượng lớn từ trong
nước đến gần nửa thế kỷ ở hải ngoại. Điển hình như nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm
Đình Chương, Anh Bằng, Nguyễn Hiền, Cung Tiến… nhưng không có nhạc phẩm nào
được dịch ra nhiều thứ tiếng để hòa nhập vào nền âm nhạc trên thế giới.
Little, August 2023
Vương Trùng Dương
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment