Người dân Hàn quốc đặt làm
Một bức tượng Quán Thế Âm để thờ
Nghệ nhân ở bên Trung Hoa
Gắng công tạc tượng cũng là vừa xong
Giờ thì chỉ còn tốn công
Đem ra bến cảng để hòng chuyển đi
Nhưng mà sao quá lạ kỳ
Tượng hoá quá nặng chẳng gì chuyển lay
Thôi thì để bức tượng này
Ở lại Trung quốc chùa này Minh Châu
Có người thấy lạ hỏi câu
“Quán Thế Âm đó nhiệm mầu vẫn nghe
Bồ tát chẳng nơi nào chê
Tại sao Hàn quốc ngài thì không đi?"
Quán Thế Âm lòng từ bi
Nơi nào chẳng có xá gì Trung Hoa
Bồ Tát ở trong tim ta
Tượng hình thì cũng chỉ là tượng thôi
Bồ Tát ở khắp mọi nơi
Đến Trung Hoa sẽ được rồi trắng tay.
Bùi Phạm Thành
Ngày 16 tháng 1 năm 2023
35. Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
Người dân Hàn Quốc đã từng ủy thác một nghệ nhân ở Trung Hoa để tạc một bức
tượng Quán Thế Âm bằng gỗ có kích thước như người thật. Công việc đã hoàn
thành và bức tượng được chở đến bến cảng để vận chuyển, thì đột nhiên nó trở
nên quá nặng đến nỗi không một cố gắng nào của con người có thể di chuyển nó
ra khỏi bãi biển. Người Trung Hoa và người Hàn Quốc đã thảo luận và quyết
định là bức tượng này phải để lại ở Trung Hoa. Sau đó, bức tượng trở lại
trọng lượng bình thường và được cất giữ tại một ngôi chùa ở Minh Châu.
Một người có lòng tôn kính bức tượng đã bình luận:
"Trong kinh chúng tôi đọc rằng Quán Thế Âm có thần thông và trong toàn
thể vũ trụ không có nơi nào mà Ngài không xuất hiện. Vậy thì tại sao bức
tượng thiêng liêng này lại từ chối đến Hàn Quốc?”
Quán Thế Âm Bồ Tát, là biểu tượng của lòng từ bi trong Phật giáo. Tiếng
Phạn là Avalokitesvara, tiếng Trung Hoa là "Guanyin" và tiếng
Nhật là "Kannon". Trong tiếng Anh, thường được gọi là "Goddess of Mercy" (mặc dù Quán Thế Âm Bồ Tát không có giới tính) và được miêu tả là một
hình tượng phụ nữ xinh đẹp tỏa ra lòng từ bi.
Theo truyền thống, các nghệ nhân đã tạc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất đẹp
và thẩm mỹ, và những tượng này được thờ ở nhiều nơi như biểu tượng của
lòng từ bi vô lượng. Chùa Kaigenji (thờ Diêm Vương và Quan Thế Âm Bồ Tát - tượng trưng cho hình phạt và tha
thứ), được đề cập trong công án này là nằm ở Minh Châu, Trung Hoa, không
nhất thiết phải ở Trung Hoa. Đền Kaigenji ở khắp mọi nơi - ở Trung Hoa,
Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Nếu người ta mở tâm từ bi, thì sẽ biết rằng Quán Thế
Âm Bồ Tát có ở khắp mọi nơi - trong tâm và trong trái tim ta. Nếu ai đi
tìm Quán Thế Âm Bồ Tát ở Trung Hoa, thì người đó sẽ phải trở về tay không.
35. The Statue of Avalokitesvara
The people of Korea once commissioned an artist in China to carve a
life-sized wooden statue of Avalokitesvara. The work was completed and the
statue was carried to the harbor for shipment, when suddenly it became so
heavy that no human effort could move it from the beach. The Chinese and
Koreans conferred and decided that the statue must remain in China.
Thereafter, the statue returned to normal weight and was enshrined at a
temple in Ming Chou.
A person paying homage to the statue commented,
"In the sutra we read that Avalokitesvara is possessed of miraculous
powers and in the whole universe there is no place where he does not
manifest himself. Then why did this holy statue refuse to go to Korea?”
Avalokitesvara is the symbol of loving kindness and compassion in
Buddhism. A Sanskrit word, Avalokitesvara is "Guanyin" in Chinese and
"Kannon" in Japanese. In English it is often called the "Goddess of Mercy"
(though Avalokitesvara has no gender) and depicted as a beautiful female
figure radiating loving kindness.
Traditionally, artists carved beautiful and aesthetic Avalokiteshvara, and
these were enshrined in many places as symbols of boundless compassion.
The Kaigenji Temple, referred to in this koan as located in Ming Chou,
China, is not necessarily in China. The Kaigenji Temple is everywhere — in
China, Korea, and the United States. If one opens the mind of compassion,
Avalokitesvara is everywhere -- in your mind and in your heart. If one
looks for Avalokitesvara in China, he must return empty-handed.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment