Khi có người đến hỏi han
Lỗ Tổ nhìn vách quay lưng ra ngoài
Nam Tuyền chỉ trích với lời
“Tôi đây luôn giảng cho người hỏi tôi
Thế mà có được bao người
Hiểu ra Thiền ý theo lời của tôi
Ông thì quay lưng lại người
Xem ra có ích cho người nào chăng."
Có hai phương pháp truyền thông
Một là trực tiếp thẳng thừng nói ra
Hai chẳng cần lời vậy mà
Qua sự thông cảm thế là hiểu ngay.
Bời vì nếu đầu đã đầy
Thêm lời thì sẽ tràn ngay ra ngoài.
Thấy thầy diện bích mà ngồi
Học trò thì cũng sẽ ngồi thiền theo
Tâm như dòng suối trong veo
Nhìn sâu sẽ thấu hiểu nhiều ý hay
Lỗ Tổ dùng phương pháp này
Khuyến khích người khác hiểu ngay chính mình.
Bùi Phạm Thành
Ngày 8 tháng 1 năm 2023
30. Lỗ Tổ Quay Mặt Vào Vách
Khi có thiền sinh hoặc cư sĩ nào đến để tham vấn, Lỗ Tổ đều xoay mặt vào
vách. Bạn đồng môn là Nam Tuyền chỉ trích phương pháp này: “Tôi bảo chư tăng
hãy đặt mình vào thời trước khi Đức Phật ra đời. Nhưng ít người thực sự hiểu
thiền ý; việc xoay mặt vào vách của Lỗ Tổ chả mang lợi ích gì.”
Xưa nay truyền thông là một vấn đề lớn của đời sống, trong thế giới thương
mại cũng như trong thiền. Có hai loại truyền thông: Một là ở mức độ dữ
kiện (thí dụ: Tôi sẽ đến vào 10 giờ sáng mai), Hai là ở mức độ không lời
của cảm xúc, sự cảm thông. Nam Tuyền chỉ trích phương pháp của Lỗ Tổ, bởi
vì ngay cả khi ông giảng thì chỉ có một ít đồ đệ lãnh ngộ được chân lý. Vì
vậy phương pháp không lời của Lỗ Tổ không ích lợi chút nào.
Nhưng con người càng ngày càng trở nên lười suy nghĩ, ít sáng tạo, khi có
nhiều giáo pháp đổ dồn vào họ. Thế cho nên phương pháp của Lỗ Tổ có lẽ tốt
hơn.
Khi một thiền sinh đến để học hỏi, thì thiền sư liền ngồi xoay mặt vào
vách. Đệ tử không cách gì khác là ngồi im. Anh ta có cơ hội ngồi thiền
ngay đó vì thầy đang thiền. Do đó, người đệ tử có thể nội quán và tự làm
sáng tâm mình thay vì nhận những lời giải thích từ bên ngoài.
30. Roso Faces the Wall
When monks or laymen came for instruction or with questions, Master Roso
(魯祖寶雲, Lu-tsu Pao-yun, Roso Houn, n.d.) would turn his back and face the
wall. Nansen (Nanquan Puyuan 南泉普願, Nan-ch'uan P'u-yuan, Nansen Fugan,
748-835), his fellow monk, criticized this method. "I tell monks to put
themselves into the time before Buddha was born in the world, but few of
them truly realize my Zen. Merely sitting against the wall like Brother Roso
would never do the monks any good."
Communication is a great problem in life — it was in ancient days as well
as today, it is in the business world as well as in Zen.
There are two types of communication. One is at the level of facts: "I
will arrive at ten o'clock tomorrow
morning." The other is at the non-verbal level of feelings, sympathy, and
love.
Zen teaching is a communication of life. Roso tries by sitting,
wordlessly, facing a wall.
Nansen criticizes this method, pointing out that even when he explains
Zen, only a few realize the truth; therefore, Roso's wordless method can
do no good at all.
But people, ancient and modern, become less thinking, less creative, when
everything is poured
into them. Roso's method may be better after all.
When a pupil comes for instruction and the master immediately turns,
facing the wall, the student can not ask any questions. He can do nothing
but sit quietly, and he has the opportunity to meditate right there
because the teacher is in meditation. Thus the student can look within and
clarify his own thoughts instead of receiving explanations from outside.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment