Đại Huệ là đại thiền sư
Có người đệ tử tên là Đạo Nghiêm
Cho dù chăm chú học thiền
Nhưng xem chừng chẳng am tường bao nhiêu.
Ngày kia sai làm một điều
Nơi xa đi cũng ít nhiều nửa năm
Đạo Khiêm bối rối trong lòng
Đi lâu như thế lỡ công học thiền.
Bạn đồng đạo tên Tông Nguyên
Thương tình nên mới nói lên lời rằng:
“Tôi sẽ đi cùng với anh
Giúp điều có thể để anh học thiền."
Rồi cả hai cùng lên đường
Ngày đội mưa nắng đêm trường gối trăng
Ngày kia Tông Nguyên nói rằng:
“Năm việc tôi chẳng thể làm giùm anh
Đói, khát phải tự uống ăn
Tiêu, tiểu thì cũng tự làm luôn cho
Trên đường cũng tự mà đi
Những điều như thế anh thì tự lo."
Như bầu trời mới mở to
Lời khuyên thực tế quả là đúng thay.
Sao nói hết nỗi vui này
Tông Nguyên thấy vậy nói ngay một lời
“Công việc của tôi xong rồi
Không cần có bạn như tôi đồng hành."
Nói xong thì bỏ đi nhanh
Đạo Khiêm tiếp tục một mình mà đi.
Khi xong việc trở lại thì
Thiền sư Đại Huệ tức thì nhận ra
Đạo Khiêm sau chuyến đi xa
Khi về giác ngộ kể là từ đây.
Thực tế, thiền dạy điều này
Nhìn vào sự việc như ngay đó là
Chân lý ở chung quanh ta
Là điều thực tế xảy ra mỗi ngày
Khi kinh nghiệm những điều này
Một thế giới mới mở ngay cho mình.
Bùi Phạm Thành
Ngày 3 tháng 1 năm 2023
24. Lời Khuyên Thực Tế
Đại Huệ là một vị đại thiền sư đời Tống của nước Tàu. Ông có một đệ tử tên là
Đạo Khiêm, học thiền nhiều năm mà không tiến bộ. Một hôm thiền sư sai Đạo
Khiêm tới một nơi xa đi đến mất cả nửa năm trời. Đạo Khiêm thất vọng vì làm
trễ nải sự nghiên cứu về thiền của mình. Tông Nguyên, một đồng đạo của Đạo
Khiêm thương hại nói: “Tôi sẽ đi với anh và giúp anh làm mọi việc mà tôi có
thể để anh có thể tiếp tục học thiền trong khi di chuyển.” Rồi hai người cùng
lên đường.
Một chiều kia Tông Nguyên buồn rầu bảo Đạo Khiêm: “Anh biết không, tôi sẵn
sàng giúp anh làm mọi việc nhưng có năm việc tôi không làm được.”
“Đó là những chuyện gì?” Đạo Khiêm hỏi.
Tông Nguyên nói: “Chẳng hạn khi anh đói hay khát, anh phải tự mình ăn uống.
Tôi ăn hay uống không làm anh no hay hết khát. Khi đi vệ sinh anh phải tự làm,
tôi không giúp gì được. Khi đi đường anh cũng phải tự đi.”
Với những nhận xét này, trí tuệ của Đạo Khiêm đã được mở rộng. Anh ta không
biết làm sao để diễn tả sự vui mừng.
Tông Nguyên nói: “Công việc của tôi đã xong, anh không cần sự đồng hành của
tôi nữa.” Nói rồi bỏ đi.
Khi Đạo Khiêm hoàn tất công việc được thầy giao phó và trở về tu viện, thiền
sư Đại Huệ thấy ngay rằng anh ta đã giác ngộ.
Thiền là giảng dạy về thực tế.
Đó là sự nhận thức sự việc như tự nó là như thế. Đạo Khiêm đã tìm kiếm điều
bí ẩn của thiền trong nhiều năm, nhưng khi nghe lời khuyên thực tế của Tông
Nguyên ông mới chợt hiểu được chân lý. Chân lý thiền ở khắp mọi nơi trong
cuộc sống hàng ngày. Khi chúng ta kinh nghiệm nó, một thế giới mới sẽ mở ra.
24. Matter-of-Fact Advice
Daiye was a great Zen Master of the Sung dynasty in China, and he had a
student monk named Doken who had spent without much progress. One day the
Master sent Doken to a distant place on an errand that would take half a year.
Doken was very discouraged because it would hinder his study of Zen in
meditation. Doken's friend and fellow monk, Sogen, took pity on him and said, "I will
accompany you and help you in whatever way I can so that you can continue to
study even while traveling." So both of them set off on the errand.
One evening Sogen said sadly to Doken, "You know, I am willing to help you in
every way, but there are five things I can not do for you."
"What are they?" asked Doken.
"For instance," said his friend, "when you are hungry or thirsty, you must eat
or drink by yourself. My eating will not fill your stomach. When you need to
respond to the calls of nature, you must take care of them yourself; I can not
be of any use. And then, in traveling, you must carry your own body along this
highway."
With these remarks, Doken's mind was opened. He did not know how to express
his joy.
Sogen said to his friend, "My work is done; you don't need my company any
more," and he left.
When Doken finished the errand and returned to the temple, Master Daiye
immediately perceived the enlightenment of Doken.
Zen is matter-of-fact teaching.
It is the realization of things as they are. Doken was looking for something
secret about Zen For many years. But when Sogen gave such matter-of-fact
advice, Doken suddenly came to his senses and realized the truth. The Zen
truth is everywhere in everyday life. Once experienced, a new world opens.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment