Ngày kia Bảo Phúc thiền sư
Giảng thiền nói với học trò một câu
“Thiền viện khi ra phía sau
Ông Trương ông Lý còn cầu gặp đây
Nhưng đi về phía trước này
Thì lại chẳng được gặp ngay người nào
Như thế là tại làm sao
Chúng ta nên chọn đường nào tốt hơn?"
Một thiền sinh nói “Tôi xem
Dường như có chuyện chẳng êm chút nào
Về việc nhìn thấy ra sao
Nếu không nhìn thấy thì nào được chi."
Bảo Phúc nói “Tên ngốc kia
Thiền viện luôn thế có gì khác đâu."
Thiền sinh cãi lại “Không đâu
Ít nhất thì cũng trước sau thấy gì."
Bảo Trúc “Ta chẳng nói gì
Ngoài chuyện thiền viện chẳng gì khác đâu."
Công án ý nghĩa thâm sâu
Thiền viện biểu tượng muôn màu thế gian
Mặt sau hình tướng nhân gian
Mặt trước thực tại thế gian cuộc đời
Phía sau nhiều hình dạng người
Mỗi người mỗi nét xem thời khác nhau
Phía trước tất cả như nhau
Xét về bản chất có đâu khác gì.
Bản chất thiền viện là chi
Trước sau như một có gì khác đâu.
Giáo lý Phật giáo có câu
“Không được, không mất" nhiệm mầu lắm thay.
Bùi Phạm Thành
Ngày 30 tháng 12 năm 2022
20. Thiền Viện
Một ngày kia, Thiền sư Bảo Phúc bảo học trò:
- Khi một người đi ra sau thiền viện thì gặp ông Trương và ông Lý. Nhưng
nếu đi ra trước thì không gặp ai cả. Tại sao vậy? Đi đường nào tốt hơn?
Một thiền sinh trả lời:
- Có cái gì sai lầm với cái nhìn thấy, ta sẽ không đạt được gì nếu không
nhìn thấy.
Thiền sư quở học trò:
- Đồ ngốc, thiền viện thì luôn như vậy.
Thiền sinh nói:
- Nếu không thấy thiền viện thì phải thấy một cái gì chứ?
Thiền sư nói:
- Ta đang nói về thiền viện chứ không nói về cái gì khác.
Thiền viện ở đây tượng trưng cho thực tại của thế giới này. Mặt sau của ngôi
đền là thế giới của các hiện tượng và hình tướng, và mặt trước tượng trưng
cho bản chất và thực tại của Phật pháp.
Khi đi ra đằng sau thiền viện ta gặp ông Trương, ông Lý, sông, núi. Khi ra
đằng trước ta không thấy gì đặc biệt cả.
Một Thiền sinh phản đối là chẳng có lợi gì cả khi không nhìn.
Nhiều người ngày nay nói, “tôi chỉ tin khi tôi thấy.”
Thiền sư Bảo Phước mắng người thiền sinh chỉ nhìn bề ngoài chứ không phải
bản chất, thực tại.
Thiền viện luôn luôn là thiền viện, như bản chất nó là như thế, và không là
gì khác.
Trong Phật giáo không có gì là được hay mất.
20. The Temple
One day Hofuku said to his disciples,
"When one passes behind the temple, he meets Chang and Li, but he does not
see anyone in front of it. Why is this? Which of the two roads is
better?"
A monk answered,
"Something must be wrong with the sight. Nothing is gained without
seeing."
The Master scolded the monk, saying,
"Stupid, the temple is always like this."
The monk said,
"If it were not the temple, one should see something."
The Master said, "I am talking about the temple and nothing else."
The temple here represents the reality of the world. The back of the temple
is the world of phenomena and appearances, and the front represents the
essence and the reality of the Dharma.
When one passes behind the temple, one sees Smith, Jones, mountains, rivers.
But when one goes in front, one sees nothing in particular.
The monk protests that there is no profit in not seeing.
Many modern people also say, "I believe only what I see."
Hofuku scolds the monk for seeing only appearances and not the essence, the
reality.
The temple is always the temple, as it is, and nothing else.
In Buddhism there is no gain or loss.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment