Trong mấy ngày qua tất cả các hãng thông tin và báo chí điện tử trên thế giới đều loan tin về hai vụ "gần xảy ra tai nạn (near miss)" về quân sự giữa Mỹ và TC ở trên không và dưới biển. Gần đây nhất, ngày 6 tháng 6, là tin Nhật và Nam Hàn điều động phản lực cơ chiến đấu của họ để ngăn cản sự vi phạm không phận quốc gia khi TC và Nga đang thao dượt quân sự ở khu vực xung quanh quốc gia của họ. Thao dượt quân sự là một chuyện, nhưng vi phạm không phận hoặc lãnh hải là hành động "hù doạ" và "khiêu khích" vừa nguy hiểm vừa ngu dại, rất dễ xảy ra "tai nạn".
Ở trên không, được xem là "gần va chạm - near miss" với khoảng cách chiều ngang là 1 mile và chiều cao là 500 feet.
Ở trên mặt biển thì khoảng cách giữa hai tàu tuỳ thuộc nhiều yếu tố như cỡ lớn nhỏ, trọng tải, vận tốc ... Tuy nhiên khoảng cách an toàn được cho biết là 0.5 hải lý (nautical miles) vào khoảng 0.9 km.
Tương tự như chúng ta lái xe trên xa lộ ở Mỹ, thì lời khuyên về giữ khoảng cách an toàn là "3 giây" hay ít nhất là "3 chiều dài của xe" khi lái xe với vận tốc trung bình, có nghĩa là vận tốc tương đương với dòng xe đang di chuyển xung quanh.
Ở trên không và mặt biển thì hiếm khi xảy ra tai nạn vì lượng lưu thông rất ít; đồng thời tàu bay và tàu biển đều có hệ thống "ra-đa" thông báo về tình hình xung quanh. Ngày nay, ở dưới đất, các loại xe đắt tiền (hầu hết vận chuyển bằng điện) cũng có trang bị hệ thống phòng ngừa va chạm, bằng phương pháp giữ khoảng cách, kiểm soát tốc độ, và thắng tự động. Tối tân hơn nữa là xe tự lái. Tuy nhiên chỉ cần một kẻ "vô ý thức", "hiếu thắng", "điên khùng" hoặc "say thuốc hay say rượu" ... thì tai nạn cũng sẽ dễ dàng xảy ra.
Tai nạn xe cộ tuy xảy ra thường xuyên nhưng không khủng khiếp như chiến tranh.
Có nhiều lý do để xảy ra chiến tranh, trong đó cũng có lý do "tai nạn" xảy
ra bất ngờ vì vô tình, nhưng cũng có khi là cố ý bằng hành động khiêu khích nguy hiểm hay ngu xuẩn, hoặc cả hai, như hành động của TC trong mấy ngày qua khiến cả thế giới phải chú ý và lo ngại. Qua lịch sử cận đại, chúng ta thấy
Thế Chiến Thứ Nhất xảy ra vói nguyên nhân chính là việc ám sát thái tử
nước Áo là Franz Ferdinand vào ngày 28 tháng 6 năm 1914.
Thế Chiến Thứ Nhì xảy ra khi Hitler xâm lăng Ba Lan (Poland) vào tháng 9
năm 1939.
Chiến tranh Spanish–American xảy ra sau khi một vụ nổ làm chìm chiến hạm
USS Main của Hoa Kỳ ở hải cảng Havana Harbor ở Cuba ngày 15 tháng 2 năm 1898.
Quân đội Hoa Kỳ lâm chiến ở Việt Nam, ngày 8 tháng 3 năm 1965, sau vụ chiến hạm USS Maddox bị
trúng đạn ở vùng vịnh ngoài khơi Bắc Việt (Gulf of Tonkin).
Chiến tranh với TC sẽ xảy ra vào ngày nào, và bởi "tai nạn" nào?
Trong những ngày qua, với hành động "đùa với lửa" ở trên
không và dưới biển của TC đối với quân lực Hoa Kỳ, chẳng sớm thì muộn, thì
một "tai nạn" cũng sẽ xảy ra, và nếu số thương vong của quân
nhân, hay dân chúng Hoa Kỳ là đáng kể thì chắc chắn Hoa Kỳ phải trả đũa
như trường hợp "9/11". Đó là chưa kể tới trường hợp TC tấn công Đài
Loan, hoặc tàu bè của Philippines. Thế cho nên, về phương diện
"rủi ro" thì khu vực Biển Đông có thể xem là có tỉ lệ rất cao để
xảy ra chiến tranh.
Với kinh nghiệm "thiếu chuẩn bị" và "đánh giá thấp" nguy cơ
chiến tranh ở Ukraine của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu (EU), thế cho nên EU đã
chuyển tầm nhìn qua Châu Á để
Trước hết là giúp Mỹ và các quốc gia trong
vùng chống lại sự hung hăng xâm chiếm lãnh thổ của TC như Nga ở Châu Âu.
Thứ đến là
nếu chiến tranh với TC xảy ra thì Châu Âu có dịp nhào vô "ăn ké" xâu
xé TC như thời Bát Quốc Liên Minh ngày xưa.
Thứ ba là, nếu không xé nát
TC thì cũng cố tạo nên một hàng rào phòng thủ tương tự như NATO ở khu vực
này. Như chúng ta đã biết là NATO sẽ mở văn phòng chính thức ở Nhật, có lẽ chuẩn bị cho việc giúp đỡ các quốc gia trong khu vực thành lập một liên minh tương tự.
Kế sách vẹn toàn nhất là thành lập một liên minh NATO Châu Á, rồi mở
"chiến tranh lạnh" với TC thì chắc TC sẽ xụp đổ nhanh hơn Liên Xô
ngày trước. Các chiến lược gia của TC chắc chắn cũng nghĩ đến kế sách thứ ba
đáng sợ này, thế cho nên có lẽ cũng sẽ chỉ dùng kế "hù doạ", kéo dài
bất ổn trong khu vực, và xâm lăng bằng kinh tế, chiếm hoặc thuê dài hạn từng mảnh đất nhỏ để thế
giới không để ý. Rồi thì mười hay hai mươi năm sau cũng sẽ thành công như đã
thành công về mở mang kinh tế vậy.
Có lẽ thế giới cũng đã nhìn thấy điều
này, nên nhiều quốc gia cũng đã "chuyển tầm nhìn về Châu Á" như chúng
ta đã biết qua những bài trước. Cá nhân chúng tôi thì hy vọng rằng kế sách
thứ ba sẽ được áp dụng để có một liên minh phòng thủ Á Châu tương tự như
NATO, và "chiến tranh lạnh 2.0" với TC. Đó là kế sách "chiến tranh không đổ máu". Tuy nhiên, điều đau buồn và dã man là cũng sẽ phải có một, hoặc vài "chiến tranh uỷ nhiệm" đâu đó để có chỗ cho các quốc gia hùng mạnh "thử sức nhau", đồng
thời thi đua chế tạo vũ khi tiêu diệt con một cách nhanh chóng và
hoàn hảo hơn.
Đó là nói về trường hợp không có "tai nạn" gây nên chiến tranh, và
như chúng ta đã biết thì xác xuất của "tai nạn vô tình" thì lúc
nào cũng là 50%, nhưng thêm vào loại "tai nạn cố ý" thì xác xuất xảy
ra chiến tranh phải cao hơn nhiều. Về phần của chúng ta thì chỉ ... chờ xem, và trong lúc này "Mặt Trận Miền Đông Vẫn Yên Tĩnh."
Một Chút Vui Trong Ngày
Thưa quý vị, bàn chuyện chiến tranh hay chính trị hiển nhiên là không vui vẻ
gì. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng chiến tranh và thắng bại đều do sự
quyết tâm của quân đội và cấp chỉ huy. Trong đó chỉ huy cao cấp nhất của
quân đội chính là nguyên thủ quốc gia. Nếu xưa nay, chúng ta có những nguyên
thủ quốc gia "dễ thương" như những hình ảnh dưới đây thì có lẽ thế
giới đã không như ngày nay.
Post a Comment