Header Ads

Tháng Lịch Sử Của Phụ Nữ 2023: Vinh Danh Các Nữ Phi Hành Gia


Bùi Phạm Thành

“Con chim không thể bay bằng một cánh. Chuyến bay vào vũ trụ của con người không thể phát triển hơn nữa nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ.” – Valentina Tereshkova

“Nếu chúng ta muốn có các nhà khoa học và kỹ sư trong tương lai, chúng ta nên dạy dỗ các bé gái như chương trình giáo dục các bé trai.” - Sally Ride

“Hợp tác quốc tế là rất cần thiết. Người Trung Hoa có câu: 'Khi tất cả mọi người thu thập củi, thì sẽ tạo ra ngọn lửa lớn.'” – Liu Yang

Tính đến tháng 3 năm 2023, 72 phụ nữ đã bay vào vũ trụ. Trong số này, 44 người đã làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế với tư cách là thành viên phi hành đoàn thám hiểm dài hạn, khách thăm viếng các hãng lắp ráp tàu con thoi, hoặc là người tham gia vào những chuyến bay vào vũ trụ trong các nhiệm vụ ngắn hạn. Bài viết này nhận diện những thành quả quan trọng của những người phụ nữ này từ nhiều quốc gia cũng như những người phụ nữ tiên phong đi vào không gian trước họ. Nhiều phụ nữ khác đã đóng góp vào việc lắp ráp trạm không gian và nghiên cứu được tiến hành hàng ngày trên đó, bao gồm cả những người trên mặt đất từng là giám đốc trung tâm, giám đốc chuyến bay và nhiều vai trò khác để theo đuổi việc khám phá không gian. Thành công của họ đã góp phần vào nỗ lực của NASA trong việc đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt trăng và có thể đưa những phi hành đoàn đầu tiên lên sao Hỏa trong những thập niên tới.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022

Hình trái: Năm phụ nữ được chọn để đào tạo trở thành những nữ phi hành gia của Liên Xô.
Từ trái: Valentina L. Ponomareva, Tatiana D. Kuznetsova, Irina B. Soloveva, Valentina V. Tereshkova và Zhanna D. Yorkina, không xác định được người phụ nữ ở ngoài cùng bên phải. 
Hình Phải: Tereshkova ngay trước khi lên chiếc Vostok 6 trong một chuyến bay vào vũ trụ lịch sử. 


Kỷ nguyên của phụ nữ bay vào không gian bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 năm 1963, khi nữ phi hành gia Liên Xô Valentina V. Tereshkova được phóng lên với tàu vũ trụ Vostok 6. Được chọn từ một nhóm 5 phụ nữ được tuyển chọn để huấn luyện, Tereshkova đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài 3 ngày và đi vào sử sách với tư cách là người phụ nữ đầu tiên bay quanh Trái đất. 

Gần 20 năm sau trước khi một người phụ nữ khác bay vào vũ trụ. Tháng 1 năm 1978, NASA thông báo tuyển chọn 35 phi hành gia mới trong đó có 6 phụ nữ cho chương trình tàu con thoi. Đáp lại, Liên Xô đã bí mật chọn một nhóm chín nữ phi hành gia vào năm 1980. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1982, một trong những phụ nữ này, Svetlana Y. Savitskaya, cùng đồnh hành với hai phi hành gia khác đã được phóng lên không gian trên tàu Soyuz T-7 cho một nhiệm vụ kéo dài một tuần. Ngày hôm sau, họ tham gia cùng hai thành viên phi hành đoàn thường trú dài hạn trên tàu Salyut 7, đánh dấu lần đầu tiên một trạm vũ trụ tiếp đón một phi hành đoàn đa giới tính. Mười tháng sau, vào ngày 18 tháng 6 năm 1983, phi hành gia Sally K. Ride đã làm nên lịch sử với tư cách là người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ, trải qua bảy ngày trên tàu con thoi Challenger trong chương trình STS-7.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Sáu nữ phi hành gia được chọn bởi NASA năm 1978. Từ trái: Shannon M. Lucid,
M. Rhea Seddon, Kathryn D. Sullivan, Judith A. Resnik, Anna L. Fisher, và
Sally K. Ride, cùng với bộ quần áo phi hành thời Apollo.
Hình phải: Sally Ride trên phi thuyền con thoi Challenger trong chương trình STS-7.

Savitskaya đã làm nên lịch sử một lần nữa vào ngày 25 tháng 7 năm 1984, với tư cách là người phụ nữ đầu tiên tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian trong chuyến bay thứ hai tới Salyut 7. Chưa đầy ba tháng sau, vào ngày 11 tháng 10, Kathryn D. Sullivan đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của một phụ nữ Mỹ từ tàu con thoi Challenger trong phi vụ STS-41G. Với Ride là một trong những thành viên phi hành đoàn của Sullivan, chuyến bay đánh dấu lần đầu tiên một phi hành đoàn bao gồm hai phụ nữ.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Nữ phi hành gia Liên Xô Svetlana Y. Savitskaya trong chuyến đi bộ ngoài không gian lịch sử bên ngoài trạm không gian Salyut 7.
Hình phải: Nữ phi hành gia của NASA Kathryn D.
Sullivan, trái, và Sally K. Ride trên tàu con thoi Challenger trong phi vụ STS-41G.

Helen P. Sharman nổi tiếng không chỉ là người đầu tiên đến từ Vương quốc Anh mà còn là người phụ nữ đầu tiên đến thăm trạm vũ trụ Mir của Nga. Trong phi vụ Juno do tư nhân tài trợ kéo dài 8 ngày vào tháng 5 năm 1991, Sharman đã tiến hành một loạt thí nghiệm khoa học đời sống và nói chuyện với các học sinh Anh. Tháng tiếp theo đánh dấu lần đầu tiên phi hành đoàn vũ trụ bao gồm ba phụ nữ – các phi hành gia của NASA M. Rhea Seddon, Tamara E. Jernigan và Millie E. Hughes-Fulford – trong phi vụ STS-40 Spacelab Life Science 1.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Helen P. Sharman, nữ phi hành gia của Anh, trên trạm không gian Mir của Nga  năm 1991.
Hình phải: Lần đầu tiên một phi hành đoàn không gian có ba nữ phi hành gia của NASA: Tamara E. Jernigan, đứng giữa ở hàng sau, M. Rhea Seddon, and Millie R. Hughes-Fulford, trong phi vụ STS-40 năm 1991.

Được chọn vào năm 1983 với tư cách là một trong sáu thành viên ban đầu của Chương trình Phi hành gia Canada – sau này được sáp nhập vào Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) – Tiến sĩ Roberta L. Bondar trở thành người phụ nữ Canada đầu tiên bay vào vũ trụ trong chuyến bay STS-42 của Discovery vào tháng 1 năm 1992. Là một chuyên gia về trọng tải và là nhà thần kinh học đầu tiên bay lên không gian, bà đã thực hiện và tham gia hơn 40 thí nghiệm trong nhiệm vụ kéo dài 8 ngày của Phòng thí nghiệm vô trọng lực quốc tế-1 (IML-1). 

NASA đã chọn Tiến sĩ Mae C. Jemison làm phi hành gia vào năm 1987. Vào tháng 9 năm 1992, bà trở thành người phụ nữ Mỹ da màu đầu tiên bay vào vũ trụ với tư cách là thành viên phi hành đoàn của phi vụ STS-47 Spacelab-J của Endeavour. Trong chuyến bay kéo dài 8 ngày, bà đã thực hiện nhiều thí nghiệm về sự sống và khoa học vật liệu. 

Được chọn vào lớp phi hành gia năm 1990 của NASA, Ellen Ochoa trở thành người phụ nữ gốc Latin America đầu tiên bay vào vũ trụ vào tháng 4 năm 1993 với tư cách là chuyên gia phi hành trên chuyến bay STS-56 của Discovery, chương trình Khoa học và Ứng dụng của Phòng thí nghiệm Khí quyển thứ hai. Là một nghệ sĩ thổi sáo cừ khôi, bà đã thổi sáo trong thời gian rảnh rỗi trong nhiệm vụ. Ochoa đã hoàn thành thêm ba chuyến bay tàu con thoi và từng là giám đốc gốc Latin America đầu tiên của Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston từ năm 2013 đến 2018. 

Được Cơ quan Phát triển Vũ trụ Quốc gia Nhật Bản, nay là Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) chọn làm phi hành gia vào năm 1985 , Tiến sĩ Chiaki Mukai đã trở thành người phụ nữ Nhật Bản đầu tiên bay vào vũ trụ vào tháng 7 năm 1994 khi bà dành 15 ngày làm chuyên gia trọng tải  trong phi vụ STS-65 IML-2 trên tàu Columbia. Bà trở thành phi hành gia Nhật Bản đầu tiên thực hiện hai chuyến bay vào vũ trụ khi trở lại vào năm 1998 trên tàu STS-95.

womens_history_month_2023_bondar womens_history_month_2023_jemison womens_history_month_2023_sts056 womens_history_month_2023_sts065
Từ trái: Tiến sĩ Roberta L. Bondar, nữ phi hành gia Canada đâu tiên đang làm một số thí nghiệm trên chuyến bay STS-42 International Microgravity Laboratory-1 (IML-1).
Tiến sĩ Mae C. Jemison, nữ phi hành gia da màu đầu tiên của Mỹ.
Tiến sĩ 
Ellen Ochoa, nữ phi hành gia gốc Châu Mỹ Latin đầu tiên trong phi vụ STS-56.
Tiến sĩ 
Chiaki Mukai, nữ phi hành gia Nhật đầu tiên trong phi vụ STS-65 IML-2.


Vinh dự là người phụ nữ đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ dài hạn thuộc về nữ phi hành gia người Nga Elena V. Kondakova. Bà được phóng lên không gian bằng tàu Soyuz TM20 vào ngày 3 tháng 10 năm 1994 và trải qua 169 ngày trên trạm vũ trụ Mir với tư cách là thành viên của Đoàn thám hiểm 17, trở về Trái đất vào ngày 22 tháng 3 năm 1995. Người phụ nữ Mỹ đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ dài hạn, phi hành gia Shannon W. Lucid, được phóng lên tàu con thoi Atlantis vào ngày 22 tháng 3 năm 1996, với tư cách là một phần của phi hành đoàn STS-76. Phi hành gia thứ hai của NASA bay trong khuôn khổ Chương trình Tàu con thoi-Mir (Shuttle-Mir Program), Lucid đã trải qua 188 ngày trên trạm không gian Mir, lập kỷ lục mới về chuyến bay đơn dài nhất của một phụ nữ, với tư cách là thành viên của Đoàn thám hiểm 21 và 22, trở về Trái đất với STS- 79 vào ngày 26 tháng 9.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Nữ phi hàng gia Nga Elena V. Kondakova (thứ nhì từ phải) trong cuộc bàn giao phi hành đoàn Expedition 16 và 17 năm 1994.
Hình phải: Phi hành gia Shannon 
W. Lucid của NASA, bên trái, với phi hành đoàn Mir Expedition 21 năm 1996.

Với nữ phi hành gia Lucid của Mỹ vẫn còn trên trạm Mir, chuyến bay tháng 8 năm 1996 của Claudie André-Deshays, nữ phi hành gia đầu tiên của Pháp đến thăm trạm không gian trong nhiệm vụ nghiên cứu Cassiopée của bà, đánh dấu lần đầu tiên hai phụ nữ sống trên bất kỳ trạm vũ trụ nào. Sau khi kết hôn với phi hành gia người Pháp và cựu phi hành đoàn Mir Jean-Pierre Haigneré, bà trở lại vũ trụ vào tháng 10 năm 2001, lần này là trong nhiệm vụ nghiên cứu Andromède kéo dài 8 ngày của bà trên Trạm vũ trụ quốc tế, trở thành người phụ nữ đầu tiên sống và làm việc trên hai trạm vũ trụ khác nhau.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Claudie André-Deshays, bên trái, nữ phi hành gia Pháp đầu tiên, cùng với phi hành gia Nga Yuri V. Usachev và phi hành gia NASA Shannon M. Lucid trên trạm không gian Mir năm 1996.
Hình phải: 
Claudie (André-Deshays) Haigneré trên Zvezda Service Module của Trạm Không Gian Quốc Tế (International Space Station) năm 2001.


Khi chương trình kiến trúc Trạm Vũ trụ Quốc tế (International Space Station) bắt đầu vào năm 1998, các nữ phi hành gia đã tham gia ngay từ đầu. Là người phụ nữ đầu tiên đến cơ sở mới, phi hành gia Nancy J. Currie của NASA đã tham gia nhiệm vụ lắp ráp đầu tiên, STS-88 vào tháng 12 năm 1998. Bà đã sử dụng cánh tay robot của tàu con thoi để nối chính xác phần Unity Node 1 của Mỹ với phần do Nga chế tạo, Zarya, được phóng lên quỹ đạo ba tuần trước đó.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Phi hành gia Nancy J. Currie của NASA, bên phải hàng trước, là người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên Trạm Vũ Trụ Quốc Tế, cùng với các phi hành gia đồng hành trong phi vụ STS-88 năm 1998.
Hình phải: Currie làm việc trong phần Zarya. 

Trong nhiệm vụ lắp ráp trạm vũ trụ thứ hai, STS-96 vào tháng 5 năm 1999, bao gồm ba phụ nữ trong phi hành đoàn – phi hành gia NASA Jernigan và Ellen Ochoa, và Julie Payette của CSA. Jernigan trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian tại trạm vũ trụ để lắp đặt trang bị cần cẩu cho các nhiệm vụ lắp ráp trong tương lai, với Ochoa là người điều khiển cánh tay robot. Payette trở thành người Canada đầu tiên đến thăm trạm vũ trụ và trở thành người Canada đầu tiên quay trở lại trạm vũ trụ trong STS-127 vào năm 2009.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Năm 1999, thành viên của phi vụ STS-96 bên trong Unity Node 1 module, với phi hành gia của NASA là Tamara E. Jernigan và Julie Payette của Canadian Space Agency, hàng trên, và Ellen Ochoa của NASA, bên phải hàng dưới. 
Hình giữa: Jernigan đang thực hành cuộc đi bộ ngoài không gian trong phi vụ STS-96.
Hình phải: Payette bên trong Unity Node 1 module.

Nữ phi hành gia NASA Pamela A. Melroy từng là nữ phi công đầu tiên trên chuyến bay con thoi đến trạm vũ trụ, phi vụ STS-92 vào tháng 10 năm 2000 đã tăng cường thêm giàn Z1, con quay xoắn (gyroscope) điều khiển và Bộ phận điều áp (Pressurized Mating Adapter) cho trạm không gia quốc tế đang tiếp tục phát triển. Bà đã trở lại trạm với tư cách là phi công của chuyến STS-112 vào tháng 10 năm 2002 và là chỉ huy trưởng của STS-120 vào tháng 10 năm 2007

Phi hành gia NASA Susan J. Helms có một số điểm khác biệt đối với các phụ nữ khác. Là thành viên của Expedition 2, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ dài hạn trên trạm vũ trụ, chuyến bay kéo dài 167 ngày từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2001. Trước đó, bà đã bay đến trạm trong chuyến STS-101, khiến bà trở thành người phụ nữ đầu tiên đến trạm không gian hai lần. Tốt nghiệp khóa học toàn nữ đầu tiên của Học viện Không quân Hoa Kỳ năm 1980, Helms là người phụ nữ đầu tiên có căn bản quân sự đến thăm trạm. Bà đồng giữ kỷ lục về chuyến đi bộ ngoài không gian dài nhất cho đến nay, 8 giờ 56 phút, được hoàn thành cùng với phi hành gia NASA James S. Voss, thành viên phi hành đoàn Expedition 2.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Phi hành gia Pamela A. Melroy, phi công của phi vụ STS-92, sau khi vào quỹ đạo năm 2000. 
Right: Trưởng toán Expedition 2 Yuri V. Usachev of Roscosmos, Nga, và 
Susan J. Helms, Mỹ, trên trạm không gian quốc tế trong những ngày cuối của nhiệm vụ năm 2001

Nữ phi hành gia Eileen M. Collins, NASA, đã làm nên lịch sử ba lần trước đó, lần đầu tiên vào năm 1995 với tư cách là nữ phi công đầu tiên của tàu con thoi (STS-63), lần thứ hai vào năm 1997 khi bà là nữ phi công tàu con thoi đầu tiên cập bến cùng với một trạm vũ trụ (STS-84 và Mir), và một lần nữa vào năm 1999 với tư cách là nữ chỉ huy trưởng tàu con thoi đầu tiên (STS-93). Năm 2005, Collins trở thành người phụ nữ đầu tiên chỉ huy tàu con thoi tới trạm vũ trụ, chương trình Return to Flight STS-114, chuyến bay đầu tiên sau vụ tai nạn của tàu con thoi Columbia hai năm trước đó. Nữ phi hành gia Heidemarie M. “Heidi” Stefanyshyn-Piper, NASA, đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên do một người phụ nữ từ Quest Joint Airlock của trạm vào ngày 12 tháng 9 năm 2006, trong phi vụ STS-115 đã lắp đặt truss segment P3/P4 trên trạm.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Năm 2005, Eileen M. Collins, chỉ huy trưởng STS-114, trái, và phi công James M. “Vegas” Kelly trên sàn bay của Discovery.
Hình phải: 
Heidemarie M. “Heidi” Stefanyshyn-Piper làm việc ngoài không gian, lắp ráp P3/P4 truss segment, trong phi vụ STS-115 năm 2006.

Vào ngày 18 tháng 9 năm 2006, Anousheh Ansari trở thành người Mỹ gốc Iran đầu tiên bay vào vũ trụ trong chương trình Expedition 14 trên tàu Soyuz TMA9. Bay với tư cách là người tham gia chuyến bay vũ trụ thông qua một thỏa thuận thương mại với chính phủ Nga, Ansari đã thực hiện bốn thí nghiệm  cho Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) trong nhiệm vụ kéo dài 9 ngày. Bà trở lại Trái đất cùng với phi hành đoàn Expedition 13

Mười tám tháng sau, thông qua một thỏa thuận chung giữa chính phủ Nga và Hàn Quốc (Nam Hàn), Yi So-yeon, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KARI), đã trở thành người Hàn Quốc đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz TMA12. Chuyến thám hiểm của 15 thành viên phi hành đoàn vào ngày 8 tháng 4 năm 2008. Trong nhiệm vụ kéo dài 10 ngày trên trạm vũ trụ, Yi đã thực hiện 18 thí nghiệm cho KARI. Bà quay trở lại Trái đất cùng với phi hành đoàn Expedition 16, chịu đựng một cuộc trở lại vùng khí quyển của quả đất rất nguy hiểm vì sự trục trặc của tàu vũ trụ.


womens_history_month_2023_ansari_w_exp_13_and_14 womens_history_month_2023_ansari_w_lada womens_history_month_2023_yi_w_exp_16 womens_history_month_2023_yi_in_pirs
Hình trái: Thành viên của Expedition 13 and 14 họp báo trên trạm không gian, với Anousheh Ansari, áo trắng
Hình giữa, trái: Ansari cầm cây được trồng trong "nhà kiếng" Lada greenhouse trong khu Zvezda Service Module.
Hình giữa, phải: Yi So-yeon và thành viên của Expedition 16.
Hình cuối: Yi đang thực hành thí nghiệm trong Pirs Docking Compartment.

Phi hành gia NASA Peggy A. Whitson được vinh danh là nữ chỉ huy trưởng đầu tiên của trạm vũ trụ trong chuyến Expedition 16 vào năm 2007, nhiệm vụ dài hạn thứ hai của bà tới phòng thí nghiệm. Chuyến thám hiểm bận rộn bao gồm việc tăng cường trạm với phần Harmony Node 2, phần chuyên về nghiên cứu Columbus của ESA, thành phần đầu tiên của JAXA và sự xuất hiện của phương tiện tiếp tế hàng hóa vận chuyển tự động đầu tiên của ESA. Như đã nói ở trên, Melroy chỉ huy STS-120, với nhiệm vụ đưa Columbus lên trạm vào tháng 10 năm 2007, đánh dấu lần đầu tiên và duy nhất phụ nữ chỉ huy cả trạm vũ trụ và tàu con thoi. Năm 2017, trong Expedition 51, Whitson trở thành người phụ nữ đầu tiên chỉ huy trạm lần thứ hai. Trong chuyến bay thứ ba này, bà đã trải qua 289 ngày trong không gian, vào thời điểm đó là chuyến bay đơn dài nhất của một phụ nữ. Tính đến tháng 3 năm 2023, Whitson giữ kỷ lục về thời gian bay vào vũ trụ tích lũy nhiều nhất đối với một phụ nữ cũng như đối với bất kỳ phi hành gia người Mỹ nào – trong suốt ba nhiệm vụ dài ngày trên trạm vũ trụ, bà đã trải qua tổng cộng 665 ngày hoặc khoảng 1.8 năm trong không gian. Bà cũng giữ kỷ lục về thời gian đi bộ ngoài không gian nhiều nhất đối với một phụ nữ - trong ba nhiệm vụ, bà đã thực hiện 60 giờ 21 phút bên ngoài trạm không gian trong 10 lần đi bộ ngoài không gian.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Buổi lễ trao đổi chức vụ chỉ huy chuyến Expedition 16, với Peggy A. Whitson, hàng trên bên phải, treo huy hiệu ở khu Destiny module.
Hình phải: 
Pamela A. Melroy, trái, chỉ huy chuyến STS-120 cùng với Whitson, trưởng phi đoàn Expedition 16 chào nhau ở nơi cửa ráp nối trạm không gian và tàu chuyên chở phi hành gia.

Lần đầu tiên bốn phụ nữ bay lên trạm vũ trụ cùng một lúc xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 5 năm 2010. Kỹ sư chuyến bay Expedition 23 Phi hành gia của NASA Tracy E. Caldwell Dyson đã sống và làm việc trên tàu từ tháng 4 theo chuyến STS-131, cùng với các phi hành gia của NASA Dorothy M. “Dottie” Metcalf-LindenburgerStephanie D. Wilson, và Naoko Yamazaki của JAXA với tư cách là thành viên của phi hành đoàn tàu con thoi – Yamazaki trở thành người phụ nữ Nhật Bản đầu tiên đến thăm trạm vũ trụ. Với nhiệm vụ đưa bốn cơ sở nghiên cứu mới đến trạm. Ba tuần sau khi tàu con thoi khởi hành, Caldwell Dyson và phi hành đoàn đã chào đón bộ ba thành viên phi hành đoàn dài hạn mới bao gồm phi hành gia Shannon Walker của NASA, khiến Expedition 24 trở thành chuyến đầu tiên có hai phụ nữ. Chuyến thám hiểm hai người phụ nữ tiếp theo diễn ra từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015Expedition 42 bao gồm Elena O. Serova của Roscosmos, người phụ nữ Nga đầu tiên thực hiện chuyến bay dài trên trạm vũ trụ và Samantha Cristoforetti của Ý, người phụ nữ đầu tiên của ESA đã thực hiện một nhiệm vụ dài hạn, trải qua 199 ngày trong không gian, kỷ lục lâu nhất khi đó của một phi hành gia quốc tế.


Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Bốn nữ phi hành gia trên Trạm Không Gian – Dorothy M. Metcalf-Lindenburger, trên trái, Tracy E. Caldwell Dyson, Stephanie D. Wilson, và Naoko Yamazaki (Nhật).
Hình giữa: Caldwell Dyson, đứng giữa, và NASA Shannon Walker của chương trình Expedition 24, cùng với Douglas H. “Wheels” Wheelock, bên trái.
Hình phải: Elena O. Serova (Nga), trái, và Samantha trong chương trình Expedition 42.

Các đội thám hiểm (Expedition) gồm hai phụ nữ gần đây đã trở nên phổ biến hơn. Trong Expedition 57, các phi hành gia của NASA là Serena M. Auñón-Chancellor Anne C. McClain đã trùng nhau khoảng ba tuần vào tháng 12 năm 2018. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019, McClain và phi hành gia của NASA Christina H. Koch là thành viên của Expedition 59Jessica U. Meir, NASA, nhập chung với Koch vào tháng 9 năm đó trong chuyến Expedition 61. Koch quay trở lại Trái đất vào tháng 2 năm 2020, hoàn thành chuyến bay kéo dài 329 ngày, nhiệm vụ dài nhất cho đến nay của một phụ nữ.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Serena M. Auñón-Chancellor, trái, và Anne C. McClain làm việc chung bên trong Kibo module trong Expedition 57.
Hình phải: McClain, trái, Koch trình diễn cho thấy cảnh tượng vô trọng lực, trong Expedition 59.


Phi hành đoàn Expedition 61 đã thực hiện kỷ lục 9 chuyến đi bộ ngoài không gian từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020. Koch và Meir đã làm nên lịch sử vào ngày 18 tháng 10 khi họ đi ra ngoài trạm vũ trụ để thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian toàn phụ nữ đầu tiên, một trong số đó nhằm thay thế pin của trạm. "Thật đáng để ăn mừng chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên với một đội toàn nữ, tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta đang mong nó diễn ra bình thường," phi hành gia Caldwell Dyson nói trong buổi tường thuật trực tiếp về chuyến đi bộ ngoài không gian. Như để chứng minh quan điểm của mình, Koch và Meir đã tiến hành thêm hai chuyến đi bộ ngoài không gian toàn phụ nữ vào tháng 1 năm 2020. Việc Meir quay trở lại Trái đất đánh dấu sự kết thúc của khoảng thời gian dài nhất tính đến thời điểm đó về sự hiện diện liên tục của phụ nữ trên trạm vũ trụ – 682 ngày (một năm và 10 tháng) từ ngày 08/6/2018 đến ngày 17/4/2020.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Phi hành gia NASA mặc quần áo phi hành (space suit) Jessica U. Meir, trái, và Christina H. Koch, được giúp đỡ bởi các phi hành gia đồng hành trong Expedition 61, để chẩn bị cho cuộc làm việc ngoài không gian đầu tiên của toàn phụ nữ. 
Hình phải: Nhân viên NASA liên lạc vô tuyến với trạm không gian Stephanie D.Wilson, trái, vàMark T. Vande Hei giúp Meir và Koch trong chuyến toàn phụ nữ làm việc (đi bộ) ngoài không gian, tại Trung Tâm Điều Hành (Mission Control Center), Houston, Texas.

Ngày đặt chân đến trạm không gian của phi hành gia NASA Kathleen H. “Kate” Rubins, ngày 14 tháng 10 năm 2020, bắt đầu khoảng thời gian liên tục dài nhất cho đến nay của một phụ nữ sống và làm việc trên trạm vũ trụ. Vào ngày 16 tháng 11, với tư cách là thành viên của chương trình Crew-1 của NASA trên tàu vũ trụ Crew Dragon Resilience của SpaceX, phi hành gia Shannon Walker của NASA đã trở thành người phụ nữ đầu tiên dùng phương tiện phi hành thương mại. Khi bà và ba thành viên phi hành đoàn tham gia chuyến Expedition 64 từ trạm vũ trụ, họ bao gồm phi hành đoàn thường trú gồm bảy thành viên đầu tiên của trạm. Khi Rubins đã ở trên trạm, trong năm tháng tiếp theo, hai người phụ nữ một lần nữa gọi trạm vũ trụ là nhà. Phi hành gia K. Megan McArthur của NASA, người phụ nữ đầu tiên lái phương tiện phi hành thương mại, đã đến vào tháng 4 năm 2021 với tư cách là thành viên của Phi hành đoàn-2 (Crew-2) của NASA, tiếp theo là phi hành gia Kayla S. Barron của Phi hành đoàn-3 (Crew-3) của NASA vào tháng 11 năm 2021.


Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022
Hình trái: Shannon Walker, là phụ nữ đầu tiên dùng phưương tiện phi hành thương mại SpaceX Crew Dragon Resilience.
Hình giữa: Kathleen H. “Kate” Rubins, trái, và Walker làm việc chung bên trong trạm không gian .
Hình phải: Trạm không gian lần đầu tiên có bảy phi hành gia, với Walker, trái, và Rubins, thứ ba từ trái, bên trong Kibo module.


Women's History Month 2022 Women's History Month 2022
Hình trái: K. Megan McArthur trong bộ quần áo phi hành của SpaceX bên trong Destiny U.S. Laboratory module chuẩn bị trở về trái đất trong tháng 10 năm 2021.
Hình phải: Kayla S. Barron đang kiểm soát cây ớt trồng trên trạm vũ trụ trước khi hái vào tháng 11 năm 2021.

Vào tháng 4 năm 2022, khi Phi hành đoàn Dragon Freedom cất cánh, Phi hành đoàn Crew-4 gồm phi hành gia lần đầu tiên của NASA Jessica A. WatkinsCristoforetti của ESA trên chuyến bay dài thứ hai của bà ta, đánh dấu lần đầu tiên hai phụ nữ bay trên một phương tiện phi hành thương mại đến trạm vũ trụ. Khi họ tham gia Expedition 67, Watkins trở thành người phụ nữ Mỹ da màu đầu tiên tham gia một phi hành đoàn dài hạn.


crew_4_cristoforetti_watkins_aboard_dragon cristoforetti_barron_watkins
Hình trái: Phi hành đoàn Crew-4, Samantha Cristoforetti của European Space Agency,
trái,  và Jessica A. Watkins (NASA) trên Crew Dragon Freedom.
Hình phải: Cristoforetti, trái, và Watkins, phải, chào tạm biệt Kayla S.  Barron (NASA), người mặc bộ quần áo phi hành của SpaceX, đang chuẩn bị cho chuyến bay trở về trái đất cùng với phi hành đoàn Crew-3.

Vào tháng 9 năm 2022, Cristoforetti đảm nhận quyền chỉ huy trạm vũ trụ, lần đầu tiên dành cho một phụ nữ châu Âu. Khi chuyến Crew-5 được phóng lên bằng tàu Crew Dragon Endurance vào tháng 10 năm 2022, phi hành gia Nicole A. Mann của NASA đã trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên trong không gian và là người phụ nữ đầu tiên chỉ huy phi hành đoàn Dragon, và Anna Y. Kikina của Roscosmos trở thành phi hành gia đầu tiên của Nga bay trên một phương tiện thương mại của Hoa Kỳ. Lần thứ hai, hai nữ chỉ huy, CristoforettiMann, chào nhau khi Crew-5 hội ngộ Expedition 68. Sự ra mắt của Crew-5 cũng đánh dấu lần đầu tiên năm phụ nữ sống và làm việc trong không gian cùng một lúc – bốn người phụ nữ trên trạm vũ trụ và Liu Yang trên trạm vũ trụ Tiangong (Thiên Cung) của Trung cộng trong chương trình không gian thứ hai của bà ta. Sự ra mắt của Crew-6 vào tháng 3 năm 2023 đánh dấu phi hành đoàn toàn nam đầu tiên trên một phương tiện phi hành thương mại. Sự trở lại theo kế hoạch của MannKikina sẽ đánh dấu sự kết thúc của khoảng thời gian dài nhất có ít nhất một phụ nữ sống và làm việc trong không gian, khoảng 2 năm 5 tháng.

cristoforetti_assumes_command_of_iss_exp_68 cristoforetti_mann_during_crew_5_welcome_ceremony_from_video_oct_6_2022
Hình trái: Samantha Cristoforetti của Âu châu đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trạm không gian.
Hình phải: Chỉ huy trưởng trạm không gian Cristoforetti chào đón trưởng phi đoàn của Crew-5 Nicole A. Mann (NASA) và các thành viên.

Câu chuyện về phụ nữ trong không gian sẽ không hoàn chỉnh nếu không nhắc đến hai người phụ nữ của Trung cộng đã bay vào vũ trụ. Nữ phi hành gia đầu tiên của Trung cộng, Liu Yang, được phóng lên vào ngày 16 tháng 6 năm 2012, trên tàu vũ trụ Thần Châu-9 (Shenzhou-9) cùng với hai thành viên, cập bến trạm vũ trụ thử nghiệm Tiangong-1 hai ngày sau đó. Bộ ba đã trở về Trái đất sau một nhiệm vụ kéo dài 13 ngày. Một năm sau, vào ngày 11 tháng 6 năm 2013, Wang Yaping và hai thành viên đã lên tàu Thần Châu-10 (Shenzhou-10) để thực hiện chuyến thăm 14 ngày tới Thiên Cung-1 (Tiangong-1). Bà đã tiến hành các thí nghiệm khoa học và dạy các bài học vật lý trực tiếp cho học sinh từ trên trạm. Wang trở lại vũ trụ vào ngày 15 tháng 10 năm 2021 trên tàu Thần Châu-13 (Shenzhou-13) với tư cách là người phụ nữ đầu tiên sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Thiên Cung Trung cộng. Bà cũng thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của một phụ nữ Trung cộng. Liu đã hoàn thành chuyến bay thứ hai, một nhiệm vụ kéo dài sáu tháng trên tàu Tiangong với tư cách là thành viên của phi hành đoàn Thần Châu-14 (Shenzhou-14).

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022 wang_spacewalk_nov_7_2021
Hình trái: Liu Yang, phụ nữ Trung cộng đầu tiên bay lên không gian đến trạm Thiên Cung-1 (Tiangong-1).
Hình giữa: Wang Yaping giảng bài vật lý trên Thiên Cung-1 (Tiangong-1).
Hình phải: Wang, người phụ nữ Trung cộng đầu tiên đi bộ ngoài không gian.

Phụ nữ đã đi đầu trong các chuyến bay lên không gian qua phương tiện thương mại. Vào tháng 9 năm 2021, hai trong số bốn thành viên phi hành đoàn của chương trình không gian tư nhân Inspiration-4 là phụ nữ – Sian H. Proctor, người phụ nữ Mỹ gốc Phi châu đầu tiên lái tàu vũ trụ và Hayley Arceneaux. Họ đã tiến hành các thí nghiệm khoa học trong nhiệm vụ kéo dài ba ngày trên tàu vũ trụ Crew Dragon Resilience. Tháng sau, nữ diễn viên người Nga Yulia S. Peresild và đạo diễn của bà đã dành 11 ngày trên trạm vũ trụ để quay các cảnh cho bộ phim mang tên “Thử thách” với ngày phát hành dự kiến là 12 tháng 4 năm 2023. Nhiệm vụ phi hành gia tư nhân thứ hai lên trạm vũ trụ quốc tế, hiện được dự tính phóng vào tháng 5 năm 2023, Ax-2 sẽ bao gồm một phi hành đoàn bốn người dành 10 ngày trên phòng thí nghiệm quỹ đạo để tiến hành các thí nghiệm. Thực hiện chuyến thăm thứ tư tới trạm vũ trụ, cựu phi hành gia NASA Whitson và giám đốc chuyến bay vũ trụ của con người tại Axiom Space, sẽ là nữ chỉ huy trưởng đầu tiên của một chương trình không gian tư nhân. Hai chuyên gia từ chương trình phi hành gia đầu tiên của Vương quốc Ả Rập Xê Út, bao gồm Rayyanah Barnawi, người sẽ là phụ nữ Ả Rập Xê Út đầu tiên bay vào vũ trụ, cũng sẽ phục vụ trong phi hành đoàn. Các phi hành gia tư nhân tới trạm vũ trụ là tiền thân của các trạm vũ trụ thương mại do tư nhân tài trợ như một phần trong nỗ lực của NASA nhằm phát triển thị trường và hệ sinh thái quỹ đạo thấp của Trái đất.

Women’s History Month 2022 Women’s History Month 2022 ax-2_crew_photo
Hình trái: Sian H. Proctor, trái, và Hayley Arceneaux trong chương trình không gian tư nhân Inspiration4.
Hình giữa: Nữ tài tử Nga Yulia S. Peresild đến trạm không gian.
Hình phải: Thành viên của chương trình Ax-2, gồm trưởng phi đoàn Peggy A. Whitson của Axiom
Space, trái, và chuyên viên Rayyanah Barnawi của Kingdom of Saudi Arabia, phải.

Và cuộc hành trình của con người thám hiểm không gian sẽ còn tiếp tục ...



Tác giả bài viết: John Uri
Manager, History Office
NASA Johnson Space Center
Bellaire, Texas, United States




Bổ túc:

Sau khi bài này được đăng vào sáng ngày 13 tháng 3 năm 2023, chúng tôi nhận được thư của một đọc giả (xin mạn phép không đăng tên), cho biết thêm một tin về các nữ phi hành gia, và chúng tôi xin bổ túc sau đây:

Người Phụ Nữ Gốc Dân Thiểu Số Mỹ (Da Đỏ) Đầu Tiên Đã Trở Lại Quả Đất

Theo bản tin đăng trên Yahoo, trích từ trang Native News Online:

Phi thuyền SpaceX Dragon chở Nicole Aunapu Mann, nữ phi hành gia gốc thiểu số Da Đỏ đầu tiên, cùng hai phi hành gia đồng hành Nga (Anna Kikina) và Nhật (Koichi Wakata) đã đáp xuống an toàn lúc 9:02 chiều (giờ miền Đông Hoa Kỳ) ngày 11 tháng 3 năm 2023, ngoài khơi vịnh Mexico (Gulf of Mexico) ở Tampa, Florida; sau 19 giờ bay, kể từ khi tách rời Trạm Không Gian Quốc Tế.

Theo NASA, thì Mann và phi hành đoàn đã trở về quả đất sau 157 ngày làm việc trên trạm không gian. Họ đã bay vòng quang quả đất 2,512 vòng, tính ra là khoảng 66 triệu miles (dặm), trước khi trở về quả đất.

Nicole Aunapu Mann được ghi nhận là nữ phi hành gia gốc người thiểu số Mỹ (Da Đỏ) đầu tiên trong lịch sử, được phóng lên không gian ngày 5 tháng 10 năm 2022, với tư cách là chỉ huy của phi đoàn SpaceX Crew-5 trên tàu không gian Dragon Endurance, gồm 4 thành viên để bay đến Trạm Không Gian Quốc Tế.

Sơ lược về nữ Phi Hành Gia Nicole Aunapu Mann:

Sinh trưởng ở tiểu bang California, ngày 27 tháng 6 năm 1977, thuộc bộ lạc Wailacki ở Round Valley Indian Tribes, bà theo học ở trường Đại học Stanford University, tốt nghiệp Cử nhân Cơ khí (Bachelor of Science in Mechanical Engineering) và sau đó là Cao học cùng ngành. Bà hiện là Đại Tá Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (Colonel in the U.S. Marine Corps) và là người chuyên lái thử (test pilot) các loại phản lực cơ chiến đấu F/A-18 Hornet và Super Hornet. Bà đã được điều động hai lần đến các Hàng không Mẫu hạm trong các trận chiến ở Iraq và Afghanistan. Bà được NASA tuyển chọn và huấn luyện để trở thành phi hành gia từ tháng Sáu năm 2013.

Bà lập gia đình với Thiếu Tá Hải Quân Travis R. Mann, phi công phản lực F18. Họ gặp nhau khi cả hai đang thụ huấn ở trung tâm huấn luyện phi công (Naval Air Station Pensacola) năm 2002. Họ hiện đang sống ở Texas và có một con trai, sinh năm 2013, cùng năm bà được NASA tuyển chọn làm phi hành gia.



Bùi Phạm Thành


Women's History Month 2023: Celebrating Women Astronauts


No comments

Powered by Blogger.