Quand j’aurois en naissant reçu de Calliope (1)
Les dons qu’à ses amants cette muse a promis,
Je les consacrerois aux mensonges d’Ésope:
Le mensonge et les vers de tout temps sont amis.
Mais je ne me crois pas si chéri du Parnasse (2)
Que de savoir orner toutes ces fictions.
On peut donner du lustre à leurs inventions:
On le peut, je l’essaie; un plus savant le fasse.
Cependant jusqu’ici d’un langage nouveau
J’ai fait parler le loup et répondre l’agneau:
J’ai passé plus avant: les arbres et les plantes
Sont devenus chez moi créatures parlantes.
Qui ne prendroit ceci pour un enchantement?
Vraiment, me diront nos critiques,
Vous parlez magnifiquement
De cinq ou six contes d’enfant.
Censeurs, en voulez-vous qui soient plus authentiques,
Et d’un style plus haut? En voici. Les Troyens,
Après dix ans de guerre autour de leurs murailles,
Avoient lassé les Grecs, qui par mille moyens,
Par mille assauts, par cent batailles,
N’avoient pu mettre à bout cette fière cité;
Quand un cheval de bois par Minerve inventé,
D’un rare et nouvel artifice,
Dans ses énormes flancs reçut le sage Ulysse,
Le vaillant Diomède, Ajax l’impétueux,
Que ce colosse monstrueux
Avec leurs escadrons devoit porter dans Troie,
Livrant à leur fureur ses dieux mêmes en proie:
Stratagème inouï, qui des fabricateurs
Paya la constance et la peine...—
C’est assez, me dira quelqu’un de nos auteurs:
La période est longue, il faut reprendre haleine;
Et puis votre cheval de bois,
Vos héros avec leurs phalanges,
Ce sont des contes plus étranges
Qu’un renard qui cajole un corbeau sur sa voix:
De plus, il vous sied mal d’écrire en si haut style.
Eh bien! baissons d’un ton. La jalouse Amarylle
Songeoit à son Alcippe, et croyoit de ses soins
N’avoir que ses moutons et son chien pour témoins.
Tircis, qui l’aperçut, se glisse entre les saules;
Il entend la bergère adressant ces paroles
Au doux zéphyr, et le priant
De les porter à son amant...
Je vous arrête à cette rime,
Dira mon censeur à l’instant;
Je ne la tiens pas légitime,
Ni d’une assez grande vertu:
Remettez, pour le mieux, ces deux vers à la fonte...
Maudit censeur, te tairas-tu?
Ne saurois-je achever mon conte?
C’est un dessein très-dangereux
Que d’entreprendre de te plaire.
Les délicats sont malheureux:
Rien ne sauroit les satisfaire.
Jean de La Fontaine
Tôi không phải con của thần,
Được mẹ dạy hát dạy vần làm thơ.
Nhưng tôi làm thơ là nhờ
Đọc được những truyện bằng thơ tuyệt vời
Aesop để lại cho đời
Và tôi trân quý như người bạn thân.
Tôi không phải là thi nhân
Nhưng tôi rất thích chuyện thần thoại hay.
Nên đã cố gắng bao ngày
Để kể lại những chuyện này bằng thơ.
Với loại ngôn ngữ bây giờ
Thú vật đối đáp trong thơ truyện này.
Ngay cả những loài cỏ cây
Cỏ cũng biết hỏi để cây trả lời.
Thật là lý thú tuyệt vời
Có ai không thấy cuộc đời say mê?
Dĩ nhiên có lời khen chê
Rằng năm, sáu chuyện cho bề trẻ con
Sao không kể chuyện cao hơn
Thì đây những chuyện vẫn còn được nghe
Cuộc chiến thành Troy còn ghi
Mười năm chinh chiến thành trì nát tan
Dân tình khổ sở lầm than
Hàng trăm trận đánh hàng ngàn tấn công
Ngựa gỗ khổng lồ nhớ không
Xác cao như núi, máu sông chảy tràn
Truyện như thế mà bảo rằng
Dễ hiểu hơn truyện Cáo dùng lời khen
Để cho Quạ hứng chí lên
Há mồm ra hát, rớt liền phô-mai.
Bảo rằng như thế không hay
Câu chuyện ghen tị thế này thì sao
Người ta có thể hại nhau
Dùng mọi thủ đoạn thâm sâu vô cùng
Với tôi chuyện ấy phải ngừng
Truyện vô đạo đức thì đừng truyền đi.
Nhưng với những người khác thì
Kiểm duyệt như thế còn gì văn chương?
Bạn ơi đó là chuyện thường
Người trần đâu dễ cùng đường với nhau.
Với người khó tính nhớ câu:
“Không gì làm họ trước sau vừa lòng.”
Bùi Phạm Thành
(ngày 3 tháng 8 năm 2022)
Chú thích:
(1) Calliope: Trong thần thoại Hy Lạp thì Calliope là nữ thần của thơ và hát, được xem là “mẹ của các thi thần”. Bà là mẹ của Orpheus và Linus, cả hai đều là thần về thơ và nhạc.
(2) Parmasse: Một thể loại văn thơ của Pháp với chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật - l'art pour l'art - Art for art's sake” chứ không có ý nghĩa hay tư tưởng gì khác.
Ở đây cho thấy Fontaine ngầm bảo rằng ông theo chủ trương “văn dĩ tải đạo - văn chương chuyên chở đạo lý.”
Nhận xét: Đây là bài thơ đầu tiên của tập 2 của Fontaine. Như chúng ta thấy, đây không phải là một câu chuyện ngụ ngôn, mà là lời biện bạch gửi đến những "người khó tính". Có lẽ sau khi xuất bản tập 1, nhiều nhà phê bình thời bấy giờ chê quyển sách chỉ kể chuyện trẻ con, thế cho nên Fontaine viết bài này để trả lời những nhà phê bình đó.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment