Xưa Lương Vũ Đế bên Tàu
Xây chùa đúc tượng giúp nhiều tăng ni
Và rồi trong một dịp kia
Vua được gặp gỡ Bồ Đề Đạt Ma
Vua hỏi Đạt Ma rằng là
“Làm nhiều Phật sự được là điều chi?”
Đạt Ma nói “Chẳng được gì."
Vua hỏi “Nguyên Thánh là gì vậy ông?"
Đại Ma nói “Chỉ là Không
Chẳng phải là thánh là thần gi đâu."
Vua lại hỏi thêm một câu
“Người tôi đang đứng đối đầu là ai?"
“Không biết” Đạt Ma trả lời
Thấy vua không hiểu nên rồi bỏ đi.
Vua kể cho Chí Công nghe
Chí Công mới giảng giải về Đạt Ma
Sự hiểu biết của ông ta
Trên đời chẳng có ai là sánh đâu.
Vua sai sứ giả đi mau
Xem Đạt Ma ở nơi đâu, mời về.
Chí Công nói “Không dễ gì
Cả nước mời cũng không về lại đâu.”
Thời xa xưa ở nước Tàu
Đạo Phật đã đến từ lâu lắm rồi
Nghe tiếng Đạt Ma, vua mời
Thế nhưng chỉ hỏi những lời riêng tư
Cho nên Đạt Ma bỏ đi
Chùa vắng trên núi ông thì đến nơi
Ngồi thiền ẩn khuất một nơi
Diện bích không có một lời nói năng
Và rồi sau đó chín năm
Khai sinh ra phái Thiền Tông cho đời.
Bùi Phạm Thành
Ngày 23 tháng 12 năm 2022
8. Bồ Đề Đạt Ma và Lương Vũ Đế
Lương Vũ Đế của Tàu là người nhân từ hâm mộ Phật giáo. Ông cho xây nhiều
chùa chiền, nuôi dưỡng nhiều tăng ni và làm nhiều Phật sự hữu ích. Ông hỏi
Bồ Đề Đạt Ma:
- Ta làm nhiều Phật sự thì có được công đức gì không?
- Không được gì cả.
Vua lại hỏi:
- Ý nghĩa Nguyên thủy của Thực tại Thánh thiện là gì?
- Trống không, chứ không phải là thánh thiện.
Vua hỏi:
- Vậy thì ai đang đứng trước mặt ta dây?
- Không biết.
Vì Lương Vũ Đế không hiểu nên Bồ Đề Đạt Ma bỏ đi. Về sau vua kể lại cuộc đối
thoại này cho một vị cố vấn tên Chí Công nghe. Chí Công khiển trách Vũ đế và
nói rằng Bồ Đề Đạt Ma là một bậc thầy vĩ đại đã đạt chân lý. Vua Lương Vũ Đế
tiếc nuối, truyền sứ giả mời Đạt Ma trở về, nhưng Chí Công nói:
Dù người cả nước đi mời, ông ta cũng không trở lại đâu.
Khi Bồ Đề Đạt Ma, một người Ấn Độ đến đất Tàu vào khoảng năm 520, thì Phật
giáo đã có nền móng vững chắc ở đây.
Lương Vũ Đế mời Đạt Ma vào
triều và câu trả lời của ông đã là một ngạc nhiên lớn. Nhưng thái độ của
Hoàng đế là nhị nguyên và hoàn toàn lạc lối. Quan niệm sống của người Phật
tử là soi sáng bản thân và tìm ra lẽ sống đích thực của chính mình. Những
câu hỏi của Vũ đế (tôi được gì khi đã làm quá nhiều? Thực tế là gì? Ông là
ai?) đều là về một thứ không phải bản thân ông. Vì vậy, Bồ Đề Đạt Ma từ biệt
Vũ đế và đi đến ngôi chùa trên núi, nơi ông ngồi thiền, không nói năng gì
trong chín năm. Ông trở thành cha đẻ của Thiền tông Trung Hoa.
8. Bodhidharma and the Emperor Wu
Emperor Wu of China was a very benevolent Buddhist. He built many temples
and monasteries, educated many monks, and performed countless philanthropic
deeds in the name of Buddhism. He asked the great teacher Bodhidharma
(菩提達磨, Putidamo, Bodaidaruma [Damo, Daruma 達磨], 5th or 6th CE),
“What merit is there in my good works?” Bodhidharma replied, “None
whatsoever.” The Emperor then asked, “What is the Primal meaning of Holy
Reality?” Bodhidharma answered, “Emptiness, not holiness.” The Emperor then
queried, “Who, then, is this confronting me?” “I do not know,” was
Bodhidharma’s reply. Since the Emperor did not understand, Bodhidharma left
his kingdom.
Later, the Emperor related this conversation to an adviser, Prince Shiko.
Shiko reprimanded him, saying that Bodhidharma was a great teacher possessed
of the highest truth. The Emperor, filled with regret, dispatched a
messenger to entreat Bodhidharma to return. But Shiko warned, “Even if all
the people in the land went, that one will never return.”
When Bodhidharma, an Indian, went to China about A.D. 520, Buddhism was well
established.
Emperor Wu invited Bodhidharma to his court. Bodhidharma’s answer to
his questions came as something of a shock. But the Emperor’s attitude was
dualistic and totally off the track. The Buddhist way of life is to
enlighten one’s self and find one’s own true life. The Emperor’s questions
(what do I get since I did so much? What is reality? What are you?) were all
about something not himself. So Bodhidharma left the Emperor and went to the
mountain temple where he meditated, without speaking for nine years. He
became the father of Zen.
Post a Comment