Kỳ Sơn đến thăm Nham Đầu
Một nhà sư đã từ lâu ẩn mình
Hỏi rằng “Này hỡi đạo huynh
Có ăn hai bữa thường xuyên mỗi ngày?”
Nham Đầu nói rằng “Cũng may
Họ Trương đã giúp tôi đây việc này
Và tôi cảm tạ họ thay ..."
Kỳ Sơn nói “Nhắc việc này nhớ cho
Anh mang ơn của người ta
Kiếp sau phải trả đó mà biết không
Có thể làm bò trả công
Để trả cho hết nợ nần ngày nay."
Nham Đầu đưa hai nắm tay
Và rồi lặng lẽ đặt ngay trán mình.
Kỳ Sơn chẳng hiểu sự tình
Nói “Anh muốn tả cặp sừng cho tôi
Thì đưa ngón tay ra thôi ..."
Nham Đầu hét “Ối" ngắt lời Kỳ Sơn.
Kỳ Sơn chẳng hiểu gì hơn
Hỏi “Xin nói rõ ràng hơn thế nào."
Nham Đầu nói rằng “Ôi chao
Anh đã học Phật từ bao lâu rồi
Đã ba mươi năm như tôi
Thế mà cũng vẫn như người ngẩn ngơ
Loanh quanh từ đó đến giờ
Sao còn đứng đó làm gì, đi ngay."
Nói xong đóng sập cửa này
Kỳ Sơn đứng đó như ngây như khờ
Họ Trương lúc đó tình cờ
Đưa Kỳ Sơn trở về nhà ông ta
Buồn rầu Kỳ Sơn nói ra
“Chúng tôi là bạn đã là rất lâu
Nham Đầu hiểu đạo thâm sâu
Thế nhưng có giúp tôi đâu chút nào."
Lòng buồn đêm ngủ được sao
Lại tìm đến chỗ Nham Đầu mà than
Rằng “Anh thấu hiểu rõ ràng
Lòng từ anh hãy dẫn đàng cho tôi."
Nham Đầu mở cửa đón mời
Kỳ Sơn được lắng nghe lời Phật gia
Sáng hôm sau trở về nhà
Kỳ Sơn vui sướng hiểu ra mọi đàng.
Khi hỏi về hai bữa ăn
Ý Kỳ Sơn hỏi về phần tịnh tu
Hai bữa của các nhà sư
Sáng, trưa thường nhật có từ xa xưa
Hỏi như thế có nghĩa là
Có sống theo đúng như là nhà sư.
Trả lời nhớ ơn người cho
Làm nhà sư tốt đó là trả ơn.
Kỳ Sơn chẳng hiểu sâu hơn
Chỉ nghĩ về việc nhận ơn kiếp này
Kiếp sau có thể khổ thay
Làm trâu bò để trả ngay nợ nần.
Tay trên trán ý nói rằng
Tôi đang trả lại nợ nần hôm nay.
Kỳ Sơn không hiểu điều này
Nên nói phải xoè ngón tay làm sừng.
Nham Đầu chán nản, thẳng thừng
“Ba mươi năm đã xem chừng rất lâu
Tu như thế được gì đâu
Chứa đầy chấp trước trong đầu mà thôi
Thiển cận đôi mắt nhìn đời
Vậy thì anh phải rời nơi này liền.”
Bạn tốt thì việc đầu tiên
Thực thà, thấy việc nói liền thẳng ngay.
Lòng người như ly nước đầy
Phải đổ cho cạn để thay nước vào.
Bùi Phạm Thành
Ngày 22 tháng 12 năm 2022
7. Hai Bữa Ăn Của Nham Đầu
Kỳ Sơn đến thăm Nhan Đầu, người sống ẩn dật, và hỏi: “Đạo huynh, anh có thường
ăn hai bữa không?”
Nhan Đầu nói: “Người con thứ tư của gia đình họ Trương giúp đỡ tôi, và tôi rất
biết ơn ông ta.”
Kỳ Sơn cảnh cáo: “Nếu anh không làm đúng bổn phận của anh, thì kiếp sau anh sẽ
phải sinh ra làm con bò để trả cho ông ta những gì anh nợ trong kiếp
này.”
Nham Đầu để hai nắm tay trên trán mà không nói gì.
Kỳ Sơn nói: “Nếu anh muốn nói là cặp sừng thì anh phải giơ ngón tay ra chứ.”
Nhưng trước khi Kỳ Sơn dứt lời, Nham Đầu hét to “Ôi!”.
Kỳ Sơn không hiểu ý của Nham Đầu, nói: “Nếu anh hiểu điều gì sâu xa hơn thì sao
không giải thích cho tôi nghe?”
Nham Đầu bĩu môi nói: “Anh đã học Phật ba mươi năm như tôi, vậy mà vẫn còn ở
trong cái vòng luẩn quẩn đó. Tôi không có gì để nói với anh. Hãy đi ra khỏi
đây ngay.” Với lời nói đó, Nham Đầu đóng sập cửa lại ngay mặt của Kỳ Sơn.
Người con thứ tư của gia đình họ Trương ngẫu nhiên đi qua, thương hại nên dắt
Kỳ Sơn về nhà ông ta.
Kỳ Sơn buồn rầu nói: “Ba mươi năm trước chúng tôi là bạn thân. Nhưng nay ông ta
đã đạt được điều gì đó cao hơn, nhưng lại không muốn nói cho tôi biết.”
Đêm đó Kỳ Sơn không thể chợp mắt. Ông ta trở dậy và đến chỗ ở của Nham Đầu.
Ông ta khẩn nài “Đạo huynh, xin lấy lòng từ bi mà giảng pháp cho tôi.”
Nham Đầu mở cửa và tiết lộ giáo pháp cho Kỳ Sơn.
Sáng hôm sau, Kỳ Sơn trở lại nhà, sung sướng với những điều đã nhận hiểu được.
Khi Kỳ Sơn hỏi Nham Đầu có thường ăn hai bữa không? Có nghĩa là ông có sống
theo đời sống bình thường của một tu sĩ hay không? (hai bữa mỗi ngày, sáng
và trưa, là một tập tục dành cho nhà tu). Nham Đầu trả lời là ông ta rất
chịu ơn gia đình họ Trương. Không có cách nào khác để đền ơn lòng tốt đó
bằng cách làm một nhà sư tốt. Làm một nhà sư tốt là trả lại ơn đó. Kỳ Sơn
nhắc nhở Nham Đầu là đừng nhận nhiều đặc ơn quá, và kiếp sau, theo sự mê tín
dị đoan, sẽ tái sinh làm người hầu hay trâu bò để trả ơn cho nhà họ Trương.
Nham Đầu để hai nắm đấm trên trán: “Nếu ông nhìn đời 50/50, cho và nhận, thì
tôi nhận nhiều hơn cho. Tuy nhiên tôi đã là một con bò rồi.”
Nhưng Kỳ Sơn không hiểu quan điểm đó về cuộc đời. Do đó, ông tiếp tục quan
điểm nhị nguyên: “Nếu ông muốn diễn tả cái sừng, thì ông phải làm thế này
(giơ những ngón tay ra).” Lúc đó Nham Đầu rất chán ghét cái nhìn thiển cận
của Kỳ Sơn: “Ông đã học Phật ba mươi năm, mà vẫn chấp vào hình thức. Đi
ra!” Tình bạn, chân thật là thành thật và trực tiếp, cởi mở và không thoả
hiệp. Nham Đầu là một người tốt. Phải đổ cạn cái ly trước khi rót đầy cho
nó. Con người ta phải đi đến đường cùng rồi con đường mới sẽ mỏ ra. Phải
chết đi để tái sinh làm một người mới. Đêm đó, Kỳ Sơn đã sẵn sàng để tiếp
nhận kinh nghiệm về chân lý, điều không thể giải thích ra được.
7. Ganto’s Two Meals
Kisan paid a visit to Ganto (巖頭全奯, Yen-t'ou Ch'uan-huo, Ganto Zenkatsu,
828-887), who was living in quiet seclusion, and asked, “Brother, are you
getting two meals regularly?”
“The fourth son of the Cho family supports me, and I am very much obliged to
him,” said Ganto.
“If you do not do your part well, you will be born as an ox in the next life
and will have to repay him what you owed him in this life,” Kisan cautioned.
Ganto put his fists on his forehead and said nothing. “If you mean horns,”
Kisan said, “you must stick out your fingers on top of your head.”
But before he finished speaking, Ganto shouted, “Hey!” Kisan did not
understand his meaning and said, “If you know something deeper, why don’t you
explain it to me?” Ganto hissed at him and said, “You have been studying
Buddhism for thirty years, as I have, and you are still wandering around. I
have nothing to do with you. Just get out.” And with these words he shut the
door in Kisan’s face.
The fourth son of the Cho family happened to be passing by and, out of pity,
took Kisan to his home.
“Thirty years ago we were close friends,” Kisan said sorrowfully, “but now he
has attained something higher than I have and will not impart it to me.”
That night Kisan could not sleep. He got up and went to Ganto’s house.
“Brother,” he implored, “please be kind and preach the Dharma for me.”
Ganto opened the door and disclosed the teaching. The next morning Kisan
returned home, happy with attainment.
When Kisan asked Ganto about “two meals regularly” he meant “are you leading
a true monk’s life?” (Two meals a day, breakfast and lunch, was customary
for monks.) Ganto replied that he was greatly obliged to the Cho family.
There was no way to return their kindness except by being a good monk. To be
a good monk, in itself, was a way of returning a favor. Kysan cautioned him
against accepting too much kindness; Ganto might, as superstition went, be
reborn as Cho’s servant, maybe an ox.
Ganto put his fists on his forehead: “If you look at life as fifty-fifty,
give and take, then I owe them more than service; however, I am already an
ox!”
But Kisan didn’t understand this view of life. So he pursued his dualistic
viewpoint: “If you mean to show horns, then you must do it like this”
(sticking out fingers).
Ganto, by this time, was thoroughly disgusted with Kisan’s shortsightedness:
“You have been studying Buddhism for thirty years, and you are still
attached to forms. Just get out!” True friendship is sincere, direct, and
open, with no compromise. Ganto was kind. A cup must be emptied before it
can be filled. One must be brought to the dead-end before the Way opens up.
And one must die before one is born a new person. Late that night, Kisan was
ready to experience truth, which can not be explained.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment