Header Ads

Công Án Thiền: 4 - Chữ Không của Triệu Châu


Chữ Không Của Triệu Châu

Triệu Châu là một Thiền sư
Lưu danh hậu thế chuyện từ ngàn xưa
Chuyện rằng có một vị sư
Từ xa tìm đến để nhờ giảng cho
Thấy một con chó đi qua
Hỏi: “Chó có Phật tánh là đúng không?"
Lời sư vừa mới hỏi xong
Triệu Châu hét lớn là “KHÔNG" tức thời.

Công án KHÔNG qua nhiều đời
Được dùng để dạy những người Thiền sinh
Nếu chỉ đọc sách, tụng kinh
Như vật vướng ở cổ mình mà thôi
Nhả không ra nuốt không trôi
KHÔNG là căn bản của người Phật gia
Từ KHÔNG con người sinh ra
Về KHÔNG là lúc người ta lìa đời
Có, Không hai chữ trên đời
Tuyệt đối, tương đối cũng thời khác nhau
Tương đối: KHÔNG, CÓ, ngược nhau
Chữ KHÔNG tuyệt đối nhiệm mầu cao siêu
Có, không tương đối là điều
Đưa con người đến những điều ganh đua
Tạo ra những chuyện hơn thua
Chữ KHÔNG tuyệt đối vượt qua điều này
Sinh, Tử đều trắng bàn tay
Chữ KHÔNG căn bản, điều này khắc ghi.
Bảo rằng: “Lời Phật có ghi
Chúng sinh Phật tánh cũng thì như nhau.”
Chữ KHÔNG của ngài Triệu Châu
Phá tan chấp trước ẩn sâu trong người
Có, không cũng chỉ là lời
Ràng buộc, chấp trước của người mà thôi.
Phải hiểu nguyên lý ở đời
“Vô Thường” vạn vật đổi dời không thôi
“Tĩnh” không hợp với cuộc đời
“KHÔNG" là nguyên lý người đời nên theo
Xem qua mong hiểu ít nhiều
Nếu không, xem đó là điều nói KHÔNG.

Bùi Phạm Thành
Ngày 19 tháng 12 năm 2022


4. Chữ Không của Triệu Châu.

Triệu Châu (778-897) là một thiền sư Trung Hoa nổi danh sống ở thành phố Triệu Châu, do đó lấy tên là Triệu Châu. Một ngày kia, có một ông sư rắc rối đến gặp để nhờ chỉ dẫn. Lúc đó có một con chó đi ngang qua. Ông sư hỏi Triệu Châu: “Con chó có Phật tánh không?” 

Ông sư vừa dứt lời, Triệu Châu hét lớn: “KHÔNG!”

Trong các công án Thiền, công án chữ Vô của Triệu Châu là công án nổi tiếng nhất. Đây là công án rất phổ biến mà các vị thiền sư thường giao cho các thiền sinh. Nếu các thiền sinh có sự hiểu biết thông thường về Thiền qua sách vở thì công án “KHÔNG” giống như một cục sắt nóng nằm ở cổ họng nuốt không vào, nhả không ra. Sự quan trọng trong chữ Vô của Triệu Châu là nền tảng của Phật giáo.

Vô trong tiếng Tàu là biểu tượng tiêu cực, có nghĩa là “KHÔNG”, hay “KHÔNG CÓ GÌ CẢ.” Không cũng là một khái niệm căn bản trong Triết Học Đông Phương. Có một chữ Không (Vô) tương đối và một chữ Không (Vô) tuyệt đối. Chữ Vô (Không) tương đối là chữ đối nghịch của chữ Hữu (Có). Chữ Vô tuyệt đối trong Thiền Phật giáo vượt lên trên có và không. Để hiểu công án này chúng ta phải biết sự khác biệt này.

Khi ông sư hỏi con chó có Phật tánh không? Ông ta không chỉ từ cái nhìn của mình, từ quan điểm căn bản của Phật giáo qua kinh điển, là mọi chúng sinh đều có Phật tánh. Triệu Châu biết chuyện này.

Chữ Không của Triệu Châu như một cú đấm, nhằm mục đích phá tan hay cởi mở cái chấp của ông sư về giáo lý này.

Cốt lõi của giáo lý Phật là vô chấp. Những rắc rối và đau khổ của con người không có biệt lệ, đều do sự chấp trước, ngay cả sự chấp vào sự vô chấp cũng là chấp.

Triệu Châu muốn ông sư này vượt lên trên thế giới tương đối, vượt lên trên có và không, vượt ra ngoài giáo lý Phật giáo, và được tự do, độc lập trong thế giới giác ngộ, là một phương hướng hay quan niệm mới, trong đời.

Đời người thường chấp vào sự tương đối của có không, tốt xấu, đúng sai. Nhưng cuộc đời chính nó luôn thay đổi. Những điều kiện xã hội thay đổi. Đúng và sai thay đổi. Mọi việc biến đổi theo thời gian và nơi chốn. Những khái niệm tĩnh (không thay đổi) không thích hợp với cuộc đời.

Do đó, “KHÔNG” là căn bản, nó cung cấp một chỗ mà trí thông minh không thể bám vào. Chữ “KHÔNG" phải được trải nghiệm trong thế giới của “KHÔNG!”.


4. Joshu’s Mu

Joshu (趙州從諗, Chao-chou Ts'ung-shen, Joshu Jushin - (A.D. 778-897) was a famous Chinese Zen Master who lived in Joshu, the province from which he took his name. One day a troubled monk approached him, intending to ask the Master for guidance. A dog walked by. The monk asked Joshu “Has that dog a Buddha-nature or not?” The monk had barely completed his question when Joshu shouted: “MU!”

Of all koans, Joshu’s Mu is the most famous. It is extremely popular with Zen Masters, who frequently assign it to novices. If the student tends properly to business, Mu comes to resemble a hot iron ball stuck in his throat - he can neither swallow it nor spit it out. The importance of Joshu’s Mu is its succinct (one syllable) revelation of Buddhism.

Mu is the negative symbol in Chinese meaning “not” or “no-thing.” Mu is also a basic concept in Oriental philosophy. There is a relative Mu, in Chinese characters, is the opposite of U which means “is.” The absolute Mu of Zen Buddhism transcends “is” and “is not.” In order to “understand” this koan, it is necessary to be aware of this distinction.

When the monk asked Joshu “Has that dog a Buddha-nature or not?” he was asking not only from the standpoint of his own troubled mind, but from the basic Buddhist teaching that “all being have Buddha-nature.” Joshu realized this.

His “MU!” was a blow aimed at breaking, or untying the monk’s attachment to that teaching.

The essence of Buddha’s teaching is non-attachment. All human troubles and suffering, without exception, are due to attachment. Even attachment to the idea of non-attachment is attachment!

Joshu wanted the monk to transcend the relative world, transcend the teachings, transcend U and Mu, transcend Buddhism, and gain the free and independent world of enlightenment. Satori, or enlightenment, is this new dimension or perspective in life.

Ordinary human life is always attached to the relative: the “is” and the “is not,” good and bad, right and wrong. But life itself is constantly changing; the condition of society changes; right and wrong changes; every situation is different according to time and place. Static concepts are not appropriate to life.

Thus, Mu is crucial: it offers no surface upon which the intellect can fasten. The word Mu must be experienced as the world of “MU!”


No comments

Powered by Blogger.