Header Ads

Công Án Thiền: 1 - Ngày Nào Cũng Tốt


Ngày Nào Cũng Tốt

Vân Môn lên tiếng hỏi rằng:
“Ta không hỏi chuyện mười lăm ngày rồi
Hay mười lăm ngày tới nơi
Ai có ý kiến ngỏ lời xem sao."
Không ai nói một lời nào
Vân Môn mới tự trả lời như sau:
“Ngày nào cũng tốt như nhau."
Lời tuy đơn giản, nghĩa sâu vô cùng.

Ngày tốt, ngày xấu nhìn chung
Chỉ là so sánh tượng trưng thôi mà.
Ngày nào rồi cũng trôi qua
Chỉ ngày hiện tại mới là thật thôi.
Hôm qua thì đã qua rồi
Ngày mai chưa tới ai thời có hay.
Quan trọng là ngày hôm nay
Đó là hiện tại, lúc này, nơi đây.

Bùi Phạm Thành
Ngày 17 tháng 12 năm 2022



1. Ngày Nào Cũng Tốt

Vân Môn hỏi: “Tôi không hỏi các vị về 15 ngày trước. Nhưng 15 ngày sau thì thế nào? Trả lời đi chứ.”
Đại chúng không trả lời được. Ông tự trả lời: “Ngày nào cũng tốt cả.”

Ngày nào cũng tốt cả là một phát biểu đơn giản, nhưng rất ít người rõ ý nghĩa thật của nó. Ngày tốt không chỉ một ngày tốt so sánh với một ngày xấu. Nó chỉ một ngày tuyệt đối chứ không phải là một ngày tương đối. Hôm nay là một ngày tuyệt đối, chỉ là một ngày trong thời gian vô cùng. Ngày hôm nay không bao giờ lập lại. Mọi ngày đều mới như cuộc đời của mỗi người đều mới mỗi ngày. Mỗi ngày đều tốt cả, nhưng cái tốt này không phải do chúng ta tạo ra. Nó vốn tốt từ nguyên thuỷ, theo ý tuyệt đối; mưa hay nắng, chiến tranh hay hòa bình, ốm đau hay mạnh khoẻ. Quá khứ chỉ để làm bằng chứng, tương lai chỉ là hy vọng. Ngày nay mới là thật.


1. Every Day Is A Good Day

Unmon said: “I do not ask you about fifteen days ago. But what about fifteen days hence? Come, say a word about this!” Since none of the monks answered, he answered for them: “Every day is a good day.”

“Every day is a good day” is a simple statement, but very few know its real meaning. The “good day” does not refer to a nice day as compared to a bad day. It means the absolute, not the relative, day. Today is the absolute day, the only in the eternity of time. Today is never repeated. Every day is fresh and new just as one’s life is new each day. Every day is a good day, but the good is not of one’s own making. It is good in the original, or absolute, sense - rain or shine, war or peace, sickness or health. The past is only reference; the future is only hope. Today is real.
 


Lời Mở Đầu:

Sau Khi hoàn tất việc đăng tải và phổ biến tập thơ “101 Truyện Thiền" vào giữa tháng 12 năm 2022. Tôi tình cờ đọc được bài viết nói về Thiền sư Gyomay M. Kubose, người Mỹ gốc Nhật, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905, mất ngày 29 tháng 3 năm 2000. 

Năm 1944, với cương vị là Thiền sư, Gyomay M. Kubose đã lập nên một Thiền viện ở Chicago, USA, và giảng dạy về thiền tại đây; đồng thời biên soạn và xuất bản một số sách về Thiền.

Trong số sách về Thiền của Kubose, có quyển Zen Koans - Công Án Thiền" là tổng hợp của 212 công án Thiền với lời bình giảng; mà theo ông là để người đọc hiểu rõ về “câu hỏi" ẩn chứa trong công án, chứ không phải để đưa ra “lời giải đáp" cho công án. Bởi vì công án là một “câu hỏi" được diễn tả bằng một câu chuyện ngắn gọn, mục đích là để người đọc hay thiền sinh phải vận dụng sự suy tưởng để “tự tìm ra giải đáp cho riêng mình.” Không có đúng và cũng không có sai. 

Cùng một ý tưởng khi dịch tập truyện “101 Truyện Thiền", tôi quyết định dịch quyển “Zen Koans - Công Án Thiền" của Thiền sư Gyomay M. Kubose qua thơ tiếng Việt theo thể lục-bát để phổ biến cho người đọc đương thời và lưu lại cho thế hệ mai sau.

Hôm nay là ngày đầu tiên biên soạn quyển sách này, và sẽ lần lượt phổ biến đến đọc giả qua các phương tiện truyền thông đương thời, cũng như sẽ phổ biến toàn bộ quyển sách sau khi hoàn tất.

Rất trân trọng,

Bùi Phạm Thành
Ngày 17 tháng 12 năm 2022
Thành phố Irvine, tiểu bang California, USA



Quyển 1 - Vượt Qua Nhị Nguyên

Văn hoá Tây phương đặt trên tư tưởng hay nguyên tắc nhị nguyên, tất cả mọi thứ đều được phân loại thành tốt hay xấu, đúng hay sai, bạn hay thù, này hay kia. Một khi đã phân loại thì có nghĩa là phân chia, và thông thường là sự tranh chấp sẽ theo sau. Việc luôn luôn cần phải có sự phân đoán (điều này đúng; điều kia sai) đã tạo nên rắc rối trong xã hội cũng như đời sống cá nhân. Nếu một người muốn có cuộc đời bình yên và hoà hợp thì họ phải vượt qua nguyên tắc nhị nguyên để đi vào thế giới của nhất nguyên (oneness). Nhất nguyên không có nghĩa là giống nhau. Mỗi người (hay vật thể) là một thực thể duy nhất và tuyệt đối. Mỗi thực thể đều có vẻ đẹp và giá trị riêng, không nên đem ra để so sánh. Hoà bình và tự do chỉ có trong thế giới nhất nguyên, thế giới của sự tuyệt đối. Thiền nhấn mạnh vào sự vượt qua tư tưởng nhị nguyên bằng những công án dưới đây.

oOo

Contemporary Western culture is dualistic; everything is dichotomized into good or bad, right or wrong, friend or enemy, this or that. To dichotomize is to divide, and competition usually follows. It necessitates making constant judgments (this is right; that is wrong) that create trouble in society as well as in individual life. If one wishes a life of peace and harmony, duality must be transcended and the world of oneness attained. Oneness does not mean sameness. Each one is unique and absolute. Each one has its own beauty and value and should not be compared. Peace and freedom exist only in the world of oneness, the absolute world. Zen stresses the transcending of duality in the following koans.




No comments

Powered by Blogger.