Truyện Ngụ Ngôn: 50 - Người Nông Dân Và Con Rắn
Người Nông Dân Và Con Rắn
Người Nông Dân Và Con RắnNgày xưa Aesop kể rằng
Một nông dân tốt, kém phần khôn ngoan.
Mùa đông vui bước lang thang
Trong khu đất rộng thênh thang quanh nhà.
Chợt trong tuyết trắng nhận ra
Một con rắn lớn chắc là lạnh co.
Chắc không sống nổi nửa giờ,
Động lòng thương xót nên đưa về nhà.
Là người có lòng vị tha,
Thấy vật hoạn nạn thế là cứu ngay.
Đặt rắn bên lò sưởi này,
Nhờ được hơi ấm rắn này hồi sinh.
Là loài độc ác, gian manh,
Con rắn vươn cổ phóng mình thật nhanh.
Tấn công người vừa cứu mình,
Quả là “Lấy oán đáp tình, trả ơn".
Còn gì có thể xấu hơn,
Khiến người nổi giận chẳng còn thứ tha.
Lấy rìu chặt rắn kia ra
Đầu, mình, đuôi đứt thành ba đoạn rời.
Mới hay sống ở trên đời
Có lòng từ thiện là người đáng khen.
Nhưng có một điểm đừng quên
Giúp kẻ đáng giúp, chẳng nên giúp càn.
Giúp cho những kẻ vô ơn
Có khi mang họa, ngậm hờn, thiệt thân.
Bùi Phạm Thành
Viết theo lời thơ của LaFontaine
(ngày 20 tháng 4 năm 2018)
|
Le Villageois et le SerpentÉsope conte qu’un manant,
Charitable autant que peu sage,
Un jour d’hiver se promenant
À l’entour de son héritage,
Aperçut un Serpent sur la neige étendu,
Transi, gelé, perclus, immobile rendu,
N’ayant pas à vivre un quart d’heure.
Le Villageois le prend, l’emporte en sa demeure,
Et, sans considérer quel sera le loyer
D’une action de ce mérite,
Il l’étend le long du foyer,
Le réchauffe, le ressuscite.
L’animal engourdi sent à peine le chaud,
Que l’âme lui revient avec que la colère.
Il lève un peu la tête, et puis siffle aussitôt;
Puis fait un long repli, puis tâche à faire un saut
Contre son bienfaiteur, son sauveur et son père.
"Ingrat, dit le Manant, voilà donc mon salaire?
Tu mourras." À ces mots, plein d’un juste courroux,
Il vous prend sa cognée, il vous tranche la bête;
Il fait trois serpents de deux coups,
Un tronçon, la queue, et la tête.
L’insecte, sautillant, cherche à se réunir;
Mais il ne put y parvenir.
Il est bon d’être charitable:
Mais envers qui ? c’est là le point.
Quant aux ingrats, il n’en est point
Qui ne meure enfin misérable.
Jean de la Fontaine |
Post a Comment