Lâm Viên
Hôm nay là ngày 6 tháng 3 năm 2022, cuộc xâm lăng của Nga vào
Ukraine đã bước qua ngày thứ 11. Tình hình chiến sự ở Ukraine vẫn nóng bỏng.
Trước hết là các tin đáng chú ý nhất:
-
Cuộc di tả dân chúng ở Mariupol phải tạm ngưng vì quân đội Nga không tôn
trọng lệnh tạm thời ngưng bắn.
-
Khi được tin NATO không chấp thuận đề nghị cấm bay trên vùng trời
Ukraine, tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy nói:
"NATO đã bật đèn xanh cho quân Nga tha hồ dội bom xuống Ukraine."
- Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thảo luận về vấn đề cần sự ủng hộ nhiều hơn với tổng thống Mỹ, Joe Biden, trong khi các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày càng gia tăng.
Theo hãng thông tấn Reuters thì ước lượng thiệt hại tính đến ngày hôm nay:
- Số người chết: Ít nhất là 9,100
- Số người bị thương: 1,800
- Số người di tản: Ít nhất là 1.5 triệu
- Nhà cửa bị tàn phá: Ít nhất là 100
Dưới đây là tóm lược một số tin quan trọng:
-
Các cuộc đàm phán ngừng bắn từng phần ở các thành phố Volnovakha và
Mariupol đang "tiếp tục" sau khi Ukraine cáo buộc quân Nga vẫn tiếp tục
các cuộc tấn công mặc dù đã đồng ý tạm thời ngưng bắn để cho phép thường
dân di tản. Ukraine cho biết các cuộc tấn công vào các thành phố
vẫn tiếp tục vào thứ Bảy, có nghĩa là việc di tản thường dân phải tạm
dừng.
-
Vladimir Putin tuyên bố tình trạng quốc gia độc lập của Ukraine sẽ bị đe
dọa, nếu các nhà lãnh đạo của Ukraine tiếp tục chống lại cuộc xâm lăng
quân sự của Nga. Putin cũng mô tả các biện pháp trừng phạt của phương
Tây đối với Nga giống như một lời tuyên chiến.
-
Người đứng đầu cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc cho biết, số người tị
nạn chạy trốn khỏi cuộc xâm lăng của Nga có thể lên tới 1.5 triệu người
vào cuối tuần này. Con số hiện nay là trên 1.3 triệu.
-
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, cho biết NATO đã
“bật đèn xanh cho việc ném bom tiếp tục vào Ukraine” bằng cách
không chấp thuận việc thành lập vùng cấm bay (no-fly zone). Zelenskyy
nói:
"Kể từ hôm nay, tất cả những người Ukraine chết là chết bởi quý vị, bởi sự yếu
đuối, bởi sự thiếu đoàn kết của quý vị."
-
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy sẽ phát biểu trước các thượng nghị sĩ Hoa
Kỳ qua hệ thống video vào thứ Bảy, ngày 5 tháng 3 năm 2022.
-
NATO hôm thứ Sáu đã lên tiếng rằng việc áp đặt vùng cấm bay có thể kích
động chiến tranh toàn diện ở châu Âu với Nga, quốc gia có vũ khí nguyên tử.
Tổng thư ký của NATO, Jens Stoltenberg, cho
biết: “Cách duy nhất để thực hiện vùng cấm bay là đưa máy bay chiến đấu của
NATO vào không phận Ukraine, sau đó áp đặt vùng cấm bay đó bằng cách
bắn hạ máy bay Nga.”
Nếu làm như vậy thì chẳng khác gì NATO tuyên chiến với Nga; khi
đó sẽ lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến, vì Hoa Kỳ là thành viên của NATO.
-
Chính phủ Anh đã kêu gọi các công dân Anh đang cư trú ở Nga hãy lưu tâm
đến việc rời khỏi Nga sau cuộc xâm lăng của Moscow vào Ukraine. Văn
phòng Ngoại Giao cho biết:
"Nếu sự hiện diện của quý vị ở Nga là không cần thiết, chúng tôi
khuyên quý vị nên suy nghĩ về việc rời đi khi việc giao thương còn
hiệu lực."
Ý của bộ ngoại giao Anh là rất có thể là Anh sẽ cắt đứt ngoại giao với
Nga, hoặc "chiến tranh lạnh" lần thứ 2 sẽ khiến việc di chuyển khỏi Nga
của dân Anh hiện cư trú ở Nga trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là
không có thể.
-
Theo các nguồn tin mà Reuters nhận được, cho biết rằng cảnh sát Ý đã
tịch thu các biệt thự và du thuyền trị giá ít nhất 140 triệu euro (115
triệu bảng Anh) của 4 nhân viên cao cấp trong chính quyền Nga, có tên
trong danh sách trừng phạt của EU.
-
Nhà máy nguyên tử Zaporizhzhia của Ukraine, nhà máy lớn nhất thuộc loại
này ở châu Âu, đã bị lực lượng Nga chiếm giữ hôm thứ Sáu, sau một cuộc
tấn công khiến lửa bốc cháy gần một trong sáu lò phản ứng. Không có báo cáo về việc phát tán phóng xạ, nhưng các viên chức
Ukraine cho biết, sau vụ tấn công, các công nhân đã không thể kiểm tra
về sự an toàn của tất cả các cơ sở hạ tầng.
-
Một cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An LHQ đã được triệu
tập sau vụ tấn công vào nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia. Đại sứ Hoa
Kỳ tại LHQ, Linda Thomas-Greenfield, cho biết thế giới đã ngăn chặn được
"thảm họa nguyên tử" trong gang tấc, và lên án hành động của Nga
là "liều lĩnh" và "nguy hiểm". Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine
nói vụ tấn công nhà máy nguyên tử là tội ác chiến tranh.
- Trong bản báo cáo hoạt động hàng ngày của quân đội Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã “chiến đấu trong những trận chiến khốc liệt để duy trì một số biên giới nhất định”. Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang cho biết quân đội Nga đã "mất tinh thần" và ở trong "trạng thái tâm lý và tinh thần cực kỳ thấp" do sự kháng cự của người dân Ukraine.
- Tổng thống Zelenskyy đã nói chuyện với Elon Musk và cho biết rằng Ukraine sẽ nhận được thêm nhiều trang bị để nối kết với hệ thống internet truyền đi từ vệ tinh Starlink trong tuần tới.
- Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã ban hành một kế hoạch sáu điểm để phản ứng lại việc Nga xâm lăng Ukraine và kêu gọi các nhà lãnh đạo khác ủng hộ kế hoạch đó trong nỗ lực bảo đảm Nga sẽ thất bại trong cuộc xâm lăng Ukraine.
- Hàng trăm người đã xếp hàng ở Kyiv để gia nhập quân đội Ukraine. Một tình nguyện viên, Volodymyr Onysko, nói với Sky News: "Chúng tôi biết lý do tại sao chúng tôi ở đây. Chúng tôi biết lý do tại sao chúng tôi phải bảo vệ đất nước của chúng tôi. Người dân Ukraine đang đứng lên và chiến đấu chống lại quân đội Nga. Chúng tôi biết mình đang làm gì và đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ giành được chiến thắng."
- Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng Nga tiếp tục nhắm vào Kyiv, thủ đô của Ukraine, trong khi tiếp tục các cuộc tấn công vào Kharkiv, Mykolaiv. Bản báo cáo cho biết các máy bay từ các sân bay trên lãnh thổ Belarus đã tham gia vào các cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự ở Kyiv và Zhytomyr.
- Theo một giới chức địa phương, Nga đã thả những quả bom cực mạnh xuống các khu dân cư ở Chernihiv, một thành phố phía bắc Kyiv. Vyacheslav Chaus đã đăng một bức ảnh mà ông ta nói là một quả bom FAB-500 chưa nổ. Đây là loại bom thả bằng máy bay, nặng 500 kg (1,100 pound) chế tạo từ thời Liên Xô, thường được sử dụng để chống lại các cơ sở quân sự và các công trình kiên cố.
Diễn Tiến Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine
Vào hôm thứ Năm ngày 24 tháng 2, Nga đã tấn công Ukraine theo nhiều
trục, dẫn đến một tuần kết thúc đầy tai họa của các nỗ lực ngoại giao
không có kết quả của các nhà lãnh đạo phương Tây nhằm ngăn chặn chiến
tranh.
(1) Tấn công từ Belarus tại Senkivka
|
(5) Quân Nga tiến vào Kharkiv
|
(9) Quân Nga từ Crimea tiến vào
Melitopol
|
(2) Hai mũi tấn công
vào Chernihiv
|
(6) Giao tranh xung quanh
Shchastya
|
(10) Căn cứ hải quân Ukraine tại
Ochakiv bị tấn công
|
(3) Chernobyl bị quân Nga chiếm
|
(7) Xe tăng Nga vượt qua từ Crimea
|
(11) Ít nhất 18 thường dân đã bị chết
bởi đạn pháo kích
|
(4) Giao tranh ác liệt xung
quanh căn cứ không quân quân sự Hostomel
|
(8) Quân Nga từ Crimea tiến đến sông
Dnieper
|
|
Vào thứ Sáu ngày 25 tháng 2, các lực lượng Nga đã tiến đến ngoại ô
Kyiv và thực hiện một cuộc tấn công đổ bộ từ Biển Azov gần Mariupol. Mục
đích của cuộc xâm lăng của Nga trở nên rõ ràng hơn.
Vào thứ Bảy ngày 26 tháng 2, các lực lượng Nga đang kiểm soát khu vực
phía tây bắc của Kyiv tiếp tục cuộc tấn công vào thủ đô.
Trong khi đó, ở những nơi khác, các báo cáo cho biết giao tranh ác liệt xảy
ra bên trong và xung quanh Kharkiv, và đã có các cuộc phản công của Ukraine
ở một số nơi mà quân Nga tuyên bố đã chiếm được trước đó.
Vào thứ Hai ngày 28 tháng 2, các cuộc tấn công bằng hoả tiễn (tên
lửa) của Nga đã giết chết hàng chục người ở Kharkiv.
Vào thứ Ba ngày 1 tháng 3, lực lượng Nga đã bắn phá trụ sở chính
phủ ở Kharkiv, và hàng đoàn thiết giáp tiếp tục rầm rộ tiến về phía thủ
đô.
Vào thứ Tư ngày 2 tháng 3, các lực lượng của Nga đã chiếm các hải
cảng và ga xe lửa ở thành phố Kherson quan trọng về mặt chiến lược, trên
khu Biển Đen (Black Sea). Lính dù Nga đã nhảy xuống Kharkiv qua đêm, sau
nhiều ngày bắn phá ác liệt khiến hàng chục dân thường thiệt mạng hoặc bị
thương. Kyiv bị pháo kích dữ dội hơn khi các lực lượng Nga tăng cường tấn
công và tiến gần hơn về phía thủ đô trong một nỗ lực rõ ràng là bao vây
thủ đô. Mariupol được cho là đã bị bao vây bởi quân đội Nga.
Một tuần sau cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine, vào thứ Năm ngày
3 tháng 3, hải cảng Kherson trên Biển Đen đã trở thành mục tiêu chính
đầu tiên của Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng của Moscow.
Pháo binh và hoả tiễn của Nga tiếp tục bắn phá các thành phố lớn khác, bao
gồm cả Kharkiv và Kyiv, nơi một số vụ nổ lớn đã được nghe thấy trong đêm.
Tuy nhiên, một đoàn xe dài của Nga trên đường tới thủ đô đã bị trì hoãn do
"sự cương quyết kháng cự của người Ukraine, máy móc hư hỏng và kẹt
đường" nên vẫn còn cách trung tâm thành phố hơn 19 dặm (30 km), Bộ Quốc
phòng Anh cho biết như trên.
Hội đồng thành phố Mariupol cho biết Nga liên tục và cố ý pháo kích vào các
cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng ở khu hải cảng miền nam Ukraine, khiến khu vực này không có nước uống, hệ thống sưởi hoặc điện, đồng thời quân Nga ngăn chặn sự cứu
cấp cũng như sự di tản của người dân.
Cư dân ở Odesa tăng cường sự chuẩn bị để bảo vệ khu vực trước sự đe doạ của
một cuộc đổ bộ của Nga, bởi vì trước mắt họ là một đoàn tàu chiến của Nga
đang tiến vào từ ngoài biển khơi.
Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court - ICC) đã mở một cuộc
điều tra về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Ukraine sau khi 39 quốc
gia chính thức gửi báo cáo về các hành động tàn bạo của Nga. Đây là số đơn
đề nghị lớn nhất mà toà án này từng nhận được. Và cho đến nay, hơn 1 triệu
người đã phải rời khỏi Ukraine trong cuộc di cư tị nạn nhanh nhất thế kỷ
này, LHQ cho biết.
|
Các mũi tấn công của Nga (màu xanh) - Các vùng bị Nha chiếm đóng
(màu đỏ)
|
Lực Lượng Của Nga
Các đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn (đơn vị tác chiến nhỏ nhất trong quân
đội của Moscow, bao gồm khoảng 800-1,000 quân) đã được bố trí gần biên
giới Ukraine thuộc Nga và sau này là Belarus trước cuộc xâm lăng. Tính đến
ngày 18 tháng 2, Hoa Kỳ ước tính rằng Nga có từ 169,000 đến 190,000 quân
trong và xung quanh Ukraine.
Ước tính có khoảng 32,000 lực lượng ly khai đã hoạt động tại các khu vực
ly khai ở Donetsk và Luhansk - một số trong số đó có thể là quân Nga -
trước cuộc xâm lăng.
Nhiều loại vũ khí hạng nặng đặt gần Ukraine đã đến từ mùa xuân năm 2021.
Qua năm sau, Nga cũng bắt đầu chuyển xe tăng, pháo binh, hệ thống phòng
không và máy bay chiến đấu tới Belarus để tập trận chung vào tháng Hai.
Việc điều động quân đã ngày càng tăng kể từ khi đó.
|
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy cuộc chuyển quân của Nga ở Novoozernoye, tây Crimea. |
Hoa Kỳ ước tính Nga đã chuyển khoảng 10,000 quân vào Crimea vào cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai.
So Sánh Lực Lượng
Trong cuộc xâm lăng, Nga đã dùng một lực lượng quân sự lớn, được hiện đại hóa gần đây để chống lại kẻ đối đầu, chủ yếu sử dụng các loại vũ khí tương tự nhưng cũ hơn, có từ thời đại Liên Xô. Nga có lợi thế về quân số đáng kể trên bộ, đặc biệt là trên không và trên biển. Tuy biết vậy, nhưng người dân Ukraine vẫn quyết tâm bảo vệ quê hương của họ.
Năm 2014, Putin đem quân vào để sáp nhập Crimea, khu vực hầu hết nói tiếng Nga của Ukraine. Nga cũng kích động một cuộc nổi dậy ly khai ở phía đông nam của Ukraine, lén lút cử binh lính và vũ khí để kích động một cuộc xung đột đã phát triển thành một cuộc chiến toàn diện.
Một thỏa thuận hòa bình năm 2015 đã thiết lập một đường phân chia biên giới và kêu gọi cả hai bên nhượng bộ. Kể từ đó, giao tranh cấp thấp tiếp tục diễn ra dọc theo biên giới, và mỗi bên đều cáo buộc bên kia vi phạm thỏa thuận.
Ngược dòng thời gian xa hơn nữa, Nga từ lâu đã phản đối mọi cố gắng của Ukraine nhằm gia nhập EU và NATO. Một trong những yêu cầu thường lặp đi lặp lại của Putin là bảo đảm rằng Ukraine không bao giờ được gia nhập NATO, liên minh gồm 30 quốc gia đã mở rộng về phía đông kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
|
Các quốc gia thuộc khối NATO và thời gian gia nhập Các căn cứ phòng thủ của NATO (chấm đỏ) |
Vai trò của Nord Stream 2 là gì?
Vào ngày 22 tháng 2, thủ tướng Đức, Olaf Scholz, đã ngưng việc chứng nhận cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 để đáp lại việc Nga công nhận hai nước cộng hòa ở phía đông Ukraine.
Được công bố lần đầu vào năm 2015, đường ống trị giá 11 tỷ đô la (8.3 tỷ bảng Anh) thuộc sở hữu của công ty năng lượng Gazprom do chính quyền Nga hậu thuẫn được xây dựng để vận chuyển khí đốt từ tây Siberia đến Lubmin ở đông bắc nước Đức, tăng gấp đôi năng suất hiện có của đường ống Nord Stream 1 và sưởi ấm 26 triệu ngôi nhà của dân Đức với giá cả phải chăng.
Nord Stream 2, là dự án năng lượng gây chia rẽ nhất của châu Âu, đã bỏ qua quốc gia trung gian chuyển khí đốt đã có của Ukraine bằng cách chạy ngầm dọc theo đáy biển Baltic. Nó vấp phải sự phản kháng của EU, và từ Mỹ cũng như Ukraine, với lý do làm tăng sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga, từ chối chi phí vận chuyển của Ukraine và khiến Ukraine dễ bị Nga xâm chiếm hơn.
Lâm Viên
Russia-Ukraine war: what we know on day 10 of the Russian invasion
https://www.theguardian.com/world/2022/mar/05/russia-ukraine-war-what-we-know-on-day-ten-of-the-russian-invasion
Russia’s war in Ukraine: complete guide in maps, video and pictures
Russia-Ukraine war: what we know on day 11 of the Russian invasion
Post a Comment