Xin chào quý đọc giả của Đặc San Lâm Viên và quý thính giả của Radio Lâm
Viên.
Thưa quý vị,
Sinh hoạt chính trị của Hoa Kỳ hiện nay không khác gì một phim trinh thám
của Hollywood. Có đủ những tình tiết éo le và khúc mắc khiến khán giả phải
hồi hộp chờ đợi đến phút cuối để biết kết quả.
Thế nhưng khác với phim ảnh hay tiểu thuyết trinh thám, chuyện liên quan đến
quyền lực chính trị thường không có đoạn kết, và hầu hết trở thành những
chuyện kỳ bí, màn bí mật sẽ không được vén lên, và những tài liệu liên quan
sẽ được xếp vào một nơi kín đáo nào đó cho bụi thời gian phủ mờ.
Thí dụ điển hình là cái chết của anh em nhà Kennedy, và mới đây là cái chết
trong ngục đầy ngờ vực của tỉ phú Jeffrey Epstein. Người cầm đầu một tổ
chức buôn bán tình dục của các thiếu nữ vị thành niên, liên quan đến nhiều
nhân vật nổi tiếng, hàng đầu, trong giới quyền lực chính trị Mỹ và liên hệ
cả đến thành viên của Hoàng gia Anh.
Tuần qua, trang báo điện tử Axios có đăng tải một bản tin điều tra về một
phụ nữ gián điệp Tàu có tên là Fang Fang hay Christine Fang, qua Mỹ với dạng
sinh viên du học, thế nhưng đã nhanh chóng gây cảm tình và liên hệ với những
chính gia Vùng Vịnh của tiểu bang California, từ năm 2011 đến 2015. Đây là
một vụ gián điệp rất quan trọng vì liên quan đến dân biểu Eric Swalwell
(thuộc đảng Dân chủ) là thành viên của hai uỷ ban quan trọng của Hạ
viện là Uỷ ban Tình báo và Ủy ban Tư pháp.
Các nhân viên tình báo Hoa Kỳ cho biết các dịch vụ gián điệp của Tàu cộng
đã trở nên mạnh mẽ và táo bạo hơn, bao gồm cả việc họ tập trung vào việc
gây ảnh hưởng đến chính trị gia của Hoa Kỳ, nhất là các chính trị gia mới
khởi nghiệp chính trị, nhưng có tương lai sẽ lớn mạnh trong giới quyền lực
chính trị ở cấp bực quốc gia. Trường hợp của Christine Fang cho thấy
phương pháp làm việc của một nữ gián điệp Tàu cộng, dùng "mỹ nhân kế", có
thể dễ dàng xâm nhập vào trong vòng của giới quyền lực chính trị của Hoa
Kỳ.
"Mỹ nhân kế" là một kế trong 36 kế sách của Tàu từ thời cổ xưa, dùng
phụ nữ đẹp để quyến rũ những nhân vật cao cấp trong chính quyền đối
phương để thu nhận tin tức, hoặc làm mê hoặc mà sao lãng việc chính
sự. Hai chuyện nổi bật về "Mỹ nhân kế" là chuyện Tây Thi khiến Ngô
Phù Sai mất nước và phải tự tử mà chết. Và câu chuyện Lữ Bố giết chết
cha nuôi là Đổng Trác để cướp lấy người đẹp Điêu Thuyền, là hầu thiếp
của Đổng Trác. Thời Đệ nhất Thế chiến cũng có chuyện Mata Hari, một vũ
nữ Pháp gốc Hoà Lan, dùng sắc đẹp làm gián điệp cho Đức, sau đó bị đưa
ra toà kết án phản quốc và bị xử bắn bởi quân đội Pháp.
Câu chuyện gián điệp của Mata Hari có nhiều uẩn khúc và bí mật, thế cho
nên tài liệu về cuộc cuộc xử án, dày 1,275 trang, được niêm phong tối
mật, và chỉ được giải mật bởi quân đội Pháp năm 2017, một trăm năm, sau
khi Mata Hari bị hành quyết.
Xem thế thì những chuyện bí ẩn của giới quyền lực chính trị như chuyện
của anh em nhà Kennedy, chuyện của tỉ phú Jeffrey Epstein buôn người cho giới quyền lực chính trị, chuyện cậu ấm Hunter Biden dựa thế ông bố đầy quyền lực để làm ăn với
Ukraine và Tàu cộng, trong đó cũng có dính dáng đến mỹ nhân Tàu cộng. Và
đặc biệt là chuyện bầu cử năm 2020 có trong sạch hay không ... rồi cũng
sẽ bị xếp vào loại hồ sơ mật, để rồi một trăm năm sau sẽ được giải mật,
phơi bày sự thật ra ánh sáng.
Không hiểu tình trạng sức khoẻ của quý vị ra sao, chứ phần chúng tôi
thì chắc khi đó không còn trên dương thế để hiểu cho rõ chuyện. Mà khi
đó có hiểu cho rõ chuyện thì cũng chỉ còn áp dụng câu nói lừng danh của
Hillary Clinton "Có thay đổi được gì hay không? - What difference does it make?" Bởi vì mọi chuyện thì đã qua, và những người liên hệ đến câu chuyện cũng
chẳng còn ai. Cái bẩn thỉu của quyền lực chính trị là như thế.
Thưa quý vị,
Nói đến quyền lực chính trị thì không thể không nhắc đến hiện tình của
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, cho đến giờ này vẫn chưa có kết quả.
Với những rắc rối hiện tại:
Quốc hội không thông qua việc công nhận Joe Biden đắc cử tổng
thống
Ngày 7 tháng 12 năm 2020, Bộ trưởng Tư pháp Texas Ken Paxton, kiện
lên Tối cao Pháp viện, nhằm đảo ngược kết quả ở các tiểu
bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Có 18 tiểu bang cùng
đứng tên chung với Texas gồm: Missouri, Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana,
Mississippi, Montana, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South
Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah, West Virginia và Arizona.
Đồng thời, tổng thống Trump với tư cách cá nhân cũng đứng tên chung
trong vụ kiện này. Chiều thứ Sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020, Tối cao Pháp viện tuyên
bố KHÔNG thụ lý việc thưa kiện này. Lý do:
Texas không chứng minh được rằng họ có lợi ích gì có thể nhận ra
được về mặt pháp lý đối với phương pháp điều hành cuộc bầu cử của
các tiểu bang khác. Tất cả các ý kiến liên hệ đều bị loại bỏ khỏi
việc tranh luận. (Texas has not demonstrated a judicially cognizable interest in the manner in which another State conducts its elections. All other pending motions are
dismissed as moot.)
Như thế thì các vụ kiện cáo sẽ kết thúc, và theo lịch trình bầu cử thì:
Ngày 14 tháng 12 năm 2020, các Đại cử tri sẽ họp và bỏ phiếu tại tiểu
bang của họ, để chứng nhận ai là người đắc cử Tổng Thống và Phó Tổng
Thống.
Ngày 23 tháng 12 năm 2020, giấy Chứng nhận người đắc cử của Đại cử tri
phải được chuyển đến các giới chức có thẩm quyền đã được chỉ định.
Ngày 6 tháng 1 năm 2021, một phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội để
đọc và tuyên bố kết quả của Đại cử tri đoàn. Trong khi thông báo
kết quả, Thành viên của lưỡng viện có thể phản đối kết quả của bất kỳ
tiểu bang nào. Các phản đối về kết quả của từng tiểu bang phải được ít
nhất một Thành viên trong Thượng viện và Hạ viện đưa ra bằng văn bản.
Nếu một ý kiến phản đối hội đủ các điều kiện nói trên, thì phiên họp
chung sẽ được tạm ngưng, và hai viện tách ra để tranh luận về sự phản
đối này trong phòng họp riêng của họ, trong tối đa là hai giờ. Hai viện
sau đó bỏ phiếu riêng để chấp nhận hoặc bác bỏ ý kiến phản đối. Sau đó,
họ tập hợp lại trong phiên họp chung và thông báo kết quả của các phiếu
bầu của họ. Việc phản đối kết quả của đại cử tri của tiểu bang phải được
cả hai viện chấp thuận, để loại trừ số phiếu đó ra ngoài kết quả sau
cùng.
Ngày 20 tháng 1 năm 2021 sẽ là ngày tổng thống và phó tổng thống đắc cử
tuyên thệ nhậm chức.
Một điều đáng chú ý là, lo ngại về những khó khăn của cuộc bầu cử, một đề
nghị lập pháp H.R. 8492, dời ngày họp của Đại cử tri của các tiểu bang qua
ngày 2 tháng 1 năm 2021. Thế nhưng, dưới sự điều hành của bà Nancy Pelosi,
thuộc đảng Dân chủ, xem ra dự luật này khó có thể được đem ra bàn cãi, chứ
nói chi đến việc được chấp thuận.
Hoa Kỳ là quốc gia tôn trọng Hiến Pháp và luật pháp. Luật lệ đã có, lịch
trình đã có, chúng ta hãy kiên nhẫn chờ kết quả của cuộc bỏ phiếu của Đại cử
tri đoàn vào ngày thứ Hai, 14 tháng 12 năm 2020, và sau đó là ngày họp của
lưỡng viện Quốc hội, 6 tháng 1 năm 2021, để có kết quả chính thức và sau
cùng. Xem ra cũng chẳng còn bao lâu nữa. Còn những chuyện "bí mật" thì chắc
là sẽ được xếp vào đống hồ sơ bí mật, được lưu trữ ở một nơi bí mật nào đó,
mà những "người phàm" như chúng ta không thể nào biết được.
oOo
Thưa quý vị,
Thôi thì chúng ta hãy tạm gác chuyện bí mật chính trị Mỹ qua một bên, trăm
năm sau sẽ quay trở lại để bàn luận.
Tiếp theo đây, chúng tôi xin gửi đến quý vị những tin quan trọng cần biết
trong tuần.
Biden Đề Cử Lloyd Austin Làm Bộ Trưởng Quốc Phòng
Như chúng ta đã biết, trong nội các của chính phủ Mỹ thì hai vị bộ trưởng
quan trọng nhất là Bộ trưởng bộ Ngoại giao và Bộ trưởng bộ Quốc phòng. Một
người đối đầu với ngoại quốc bằng lý luận và giao tế, và người kia thì bằng
chiến lược và vũ trang.
Trên Huy hiệu Quốc gia của Hoa Kỳ có con chim đại bàng, một chân cầm nhánh
olive, chân kia cầm bó tên, và đầu chim đại bàng quay về phía nhánh olive,
nói lên ý nghĩa "Hoa Kỳ rất mong muốn Hoà Bình, nhưng sẽ luôn sẵn sàng cho chiến tranh", tương tự như câu thành ngữ Latin "Si vis pacem, para bellum - Muốn có Hoà Bình, chuẩn bị cho chiến tranh."
Tuần qua, ông Biden tuyên bố là sẽ chọn ông Lloyd Austin, một cựu tướng
4 sao vừa mới nghỉ hưu 4 năm qua, làm Bộ trưởng bộ Quốc phòng. Đây là một
điều ngạc nhiên, vì hầu hết các nhà bình luận đều cho rằng bà Michèle
Flournoy, cựu phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng thời Obama, mới là người sẽ được
chọn vào chức vụ này. Hầu hết các bình luận gia đều cho rằng chủ trương cứng
rắn và kiến thức của bà Michèle Flournoy mới phù hợp với chức vụ Bộ trưởng
Quốc phòng trong thời gian này, để chống lại sự bành trướng của Tàu cộng,
ngày càng trở nên mạnh bạo ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đối với các nhà bình luận thì việc chọn ông Lloyd Austin là một sai lầm bởi
các lý do:
Ông Lloyd Austin mới rời quân ngũ 4 năm, chưa đủ tiêu chuẩn để được làm
Bộ trưởng Quốc Phòng, vì điều kiện phải là dân chính, hay đã giải ngũ ít
nhất là 7 năm.
Ông Lloyd Austin được biết đến là người không thích giao tiếp với giới
truyền thông, và là người kém về phương diện đối thoại và giao tiếp.
Ông Lloyd Austin được biết đến là người có tư tưởng hiếu hoà, chủ trương
thương thảo hơn là trực tiếp đối đầu với đối phương, có thể đưa đến giao
tranh vũ lực. Đây là điểm yếu của một cấp chỉ huy quân đội, khi đối đầu
với cộng sản. Có lẽ vì thế mà Tàu cộng rất hoan nghênh việc đề cử ông
Lloyd Austin, và gọi ông ta là "gương mặt quen thuộc" và tình
trạng giao hảo trên phương diện quân sự của Hoa Kỳ và Tàu cộng sẽ trở
lại "bình thường" như thời chính phủ Obama. Hiển nhiên là trái
ngược với chủ trương kiềm chế sự bành trướng của Tàu cộng của chính phủ
ông Trump và ông Mike Pompeo.
Nhiều nhà bình luận cho rằng việc chọn lựa ông Lloyd Austin là sự "trả giá" chính trị, buộc phải có một Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên là người da
màu. Đây là cái giá phải trả của chính trị, đặt sự lựa chọn có tính cách
chính trị lên trên an ninh quốc gia và quốc tế. Sự bẩn thỉu và nguy hiểm
của chính trị là như thế, và người dân vẫn cứ nhắm mắt đi theo dưới sự
dẫn dắt của giới truyền thông thiên vị và bị mua chuộc bởi kẻ thù Tàu
cộng.
Về Bộ trưởng Ngoại giao thì Biden chọn Antony Blinken, một người phụ tá
thân cận lâu năm, có nhiều liên hệ đến Wall Street (vì thế mà trong thời
gian tranh cử, Biden đã được Wall Street ủng hộ mạnh mẽ), đồng thời có liên
hệ mật thiết với Âu châu. Blinken nói trôi chảy tiếng Pháp vì gia đình có ở
bên Pháp khi Blinken còn nhỏ.
Cả hai vị bộ trưởng quan trọng nhất mà ông Biden chọn đều ôn hoà và không có
kinh nghiệm, cũng như chưa từng có ý kiến gì về Á châu. Bởi thế, trong khi
Âu châu reo mừng "Welcome back, America" thì các nhà lãnh đạo của Á
châu phải giật mình, lo sợ.
Biden Không Có Chiến Lược Rõ Ràng Về Tàu Cộng
Ngày 10 tháng 12 năm 2020, trang báo điện tử Japan Times đăng một bài bình
luận về Biden với câu mở đầu:
Joe Biden, người được xem là đắc cử tổng thống Mỹ, đã có quan niệm sai
lầm về Tàu cộng trong suốt sự nghiệp chính trị của ông ta. Có thể nào lần
này ông ta sẽ thực sự hiểu rõ về Tàu cộng để đưa ra một sách lược giúp ổn
định tình hình an ninh của vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời
ngăn chặn hành vi bạo ngược của Tàu cộng?
Câu hỏi nói lên mối quan tâm của Á châu về quan điểm của Biden, người đã lập
lại nhiều lần câu nói "Tàu cộng không phải là địch thủ của Mỹ." Trên
thực tế thì Tàu cộng không những là địch thủ của Mỹ, mà còn có kế hoạch 5
năm, đến năm 2025, sẽ đứng đầu thế giới về kinh tế và kỹ nghệ, và 15 năm
nữa, năm 2035, sẽ ngang hàng với Hoa Kỳ về quân sự.
Hoa Kỳ và thế giới đã ngoảnh mặt làm ngơ 20 năm qua trước sự bành trướng,
bằng những phương pháp gian xảo, về kinh tế, kỹ thuật và quân sự của Tàu
cộng. Chính phủ ông Trump đã chặn đứng được Tàu cộng trong 4 năm qua, thế
nhưng sự thay đổi chính phủ và chính sách nhẹ tay, và chủ chương thương thảo
với Tàu cộng sẽ không chỉ là mối lo ngại của Á châu, mà là mối đe doạ của cả
thế giới. Ông Wilbur Ross, đương kim Bộ trưởng Thương mại, mới đây đã tuyên
bố "Hiện nay, Tàu cộng là mối đe doạ chính về kinh tế và quân sự ở Á
châu." Đồng thời ông John Ratcliffe, đương kim Giám đốc Cơ quan Tình Báo, cũng
đã tuyên bố rằng "Tàu cộng là mối đe doạ hàng đầu của Mỹ về cả ba phương diện: Kinh Tế, Kỹ
Nghệ và Quân Sự."
Trong tình hình quân sự hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương tìm cách tăng cường hệ thống phòng thủ, thí dụ như Đài Loan
mua vũ khí của Mỹ, Indonesia mua phản lực cơ chiến đấu của Pháp ... Trong
khu vực địa dư này chỉ có Tàu, Bắc Hàn, Ấn Độ và Úc là các quốc gia có khả
năng chế tạo vũ khí.
Ngày 6 tháng 12 năm 2020, trang báo điện tử dailymail của Anh quốc đăng tin
chính phủ Úc sẽ hợp tác với Hoa Kỳ để chế tạo phi đạn siêu thanh có vận tốc
gấp 5 lần vận tốc âm thanh, và có khả năng đánh chìm hàng không mẫu hạm. Đây
là loại hoả tiễn không-địa, được phóng đi từ máy bay, có thể bay từ Sydney
đến Melbourne, 443 mi (713 km), trong vòng bảy (7) phút.
Dĩ nhiên là các tờ báo tuyên truyền của đảng cộng sản Tàu cộng la hoảng về
việc này, và gọi đây là sự đe doạ đối với Tàu cộng và lên tiếng cảnh cáo "nếu Úc muốn khiêu khích Tàu, thì Tàu sẽ săn sàng tự vệ."
Năm 2016, chính phủ Úc công bố một "bạch thư" về quốc phòng, cho biết sẽ dự
trù chi tiêu 270 tỉ đô-la cho chương trình 10 năm để tăng cường khả năng của
Không và Hải quân, cùng với việc mua các loại Hoả tiễn chống chiến hạm tầm
xa của Mỹ như AGM-158C, có thể phóng đi từ phản lực cơ chiến
đấu F/A-18E/F Super Hornet, hiện Không quân Úc đang sử dụng.
Mỹ Và Tàu Cộng Đứng Đầu Về Chế Tạo Vũ Khí Trong Năm 2019
Ngày 7 tháng 12 năm 2020, trang báo điện tử Japan Times cho biết Mỹ và Tàu
cộng là hai quốc gia đứng đầu danh sách các quốc gia chế tạo vũ khí của thế
giới trong năm 2019. Lần đầu tiên có quốc gia ở Trung đông được nêu tên
trong danh sách 25 quốc gia hàng đầu.
Bản báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế Stockholm cho biết, trong
năm ngoái, kỹ nghệ chế tạo vũ khí của Mỹ chiếm 61% tổng số vũ khí bán ra
trên thế giới, đứng đầu danh sách 25 quốc gia chế tạo vũ khí trên thế giới.
Tàu cộng đứng hạng nhì với 15.7%. Trong 10 công ty chế tạo vũ khí hàng đầu
trên thế giới thì đứng đầu là 6 công ty Mỹ, một công ty của Anh và 3 công ty
của Tàu cộng.
US Bán Vũ Khí Cho Đài Loan Trị Giá 280 Triệu Đô-La
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, trang báo điện tử Express của Anh đăng tin Mỹ
tuyên bố bán vũ khí phòng thủ cho Đài Loan trị giá $280 triệu đô-la. Đây là
những hệ thống thông tin liên lạc di động và an toàn để giúp Đài Loan "hiện đại hóa khả năng liên lạc quân sự".
Tháng Mười vừa qua, Mỹ đã chấp thuận bán cho Đài Loan một số vũ khí phòng
thủ trị giá khoảng 1.8 tỉ đô-la, bao gồm các hệ thống hoả tiễn, ra-đa và
pháo binh.
Trong năm 2020, Mỹ đã bán cho Đài Loan một số lượng vũ khí phòng thủ trị giá
trên 5 tỉ đô-la, điều này lẽ dĩ nhiên, đã khiến Tàu cộng tức giận, và tuyên
bố sẽ có biện pháp trả đũa.
Tàu Cộng Khó Bảo Vệ Các Căn Cứ Quân Sự Xây Dựng Ở Biển Đông
Ngày 7 tháng 12 năm 2020, trên hai trang báo điện tử của CNN và Weekend
Australian, cùng đăng tin về bài báo đăng trên một tạp chí liên hệ với Hải
Quân Tàu cộng, rằng các căn cứ quân sự mà Tàu cộng thành lập ở quần đảo
Trường Sa, trong khu vực Biển Đông, dễ xây dựng nhưng rất khó bảo vệ bởi lý
do quá nhỏ và quá xa lục địa Tàu. Bài báo này cho biết "mục đích chính của các đảo nhân tạo này là để bảo vệ chủ quyền của Tàu
cộng và duy trì sự hiện diện quân sự ở đại dương, tuy rằng chúng có những
bất lợi về mặt tự vệ.”
Bài báo này cũng cho biết, tuy các hòn đảo này được trang bị hoả tiễn
phòng không và chống chiến hạm, đồng thời có sân bay cho chiến đấu cơ và
hầm trú ẩn. Thế nhưng sự cô lập của các hòn đảo này khiến việc phòng thủ
và tiếp tế rất khó khăn, nếu bị tấn công. Thí dụ điển hình là khoảng cách
từ đảo Hải Nam đến đảo Chữ Thập là hơn 1,000 km (600 miles), sẽ mất 20 giờ
để tiếp tế bằng đường biển. Bởi vì tầm hoạt động của phản lực cơ chiến đấu
J-16 không đủ hiệu lực, và phi đạo quá nhỏ, chỉ có thể đáp từng máy bay
một mà thôi.
Hầu hết các đảo nhân tạo đều không có có độ cao cần thiết so với mực nước
biển, thế cho nên rất nguy hiểm khi mực thuỷ triều lên cao hoặc giông bão,
đồng thời không có các hầm trú ẩn chống hoả tiễn hoặc các loại bom thả
hàng loạt của pháo đài bay B-52.
oOo
Thưa quý vị,
Là sinh vật sống trên quả đất thi luôn bị chi phối bởi định luật thiên
nhiên, trên mặt đất thì "mạnh được, yếu thua" và dưới nước thì
"cá lớn nuốt cá bé". Ngay cả cây cỏ cũng tranh giành nhau từng khoảnh
đất, từng chút ánh nắng mặt trời. Thế cho nên khả năng tự vệ là điều quan
trọng bậc nhất.
Cây cỏ, theo thời gian, cũng phát triển các bản năng tự vệ như gai góc, chất
nhựa đắng hay độc hại ... khiến sinh vật khác không dám đụng chạm đến. Thú
vật và chim chóc thì nếu không khoẻ mạnh thì phải chạy nhanh, bay cao. Côn
trùng phải biết nguỵ trang để tránh bị nhận diện ... Con người thì dùng trí
thông minh để chế tạo ra vũ khí, bày ra chiến thuật, chiến lược để phòng
thủ, tấn công hay phản công ...
Tóm lại, tự vệ là phương pháp cần thiết nhất của muôn loài. Bởi vì cho dù
khôn ngoan như con người, biết liên kết đồng minh để trợ giúp nhau, thế
nhưng nếu không có khả năng tự vệ, thì chưa chắc đã sống còn để chờ đồng
minh tiếp cứu.
Từ khi con người quây quần, tổ chức thành xã hội, quốc gia, thì luôn luôn có
sự tranh chấp vì nhiều lý do như kinh tế, địa dư, tôn giáo ... Nhưng một lý
do luôn đưa đến tranh chấp vũ trang liên quan đến mở mang bờ cõi vì dân số
quá đông hay vì lòng tham muốn chiếm đoạt đất đai, tài nguyên thiên nhiên
của quốc gia khác. Và lòng tham của con người thì ai cũng có, không nhiều
thì ít. Thế cho nên, để tránh bị kẻ khác dòm ngó, xâm lăng thì tự vệ là điều
cần thiết. Trên phương diện quốc gia thì đó là cuộc chạy đua vũ trang, để tự
vệ khi có chiến tranh, và nhất là để kẻ khác không dám xâm lăng, do đó sẽ
được sống trong yên ổn, hoà bình. Thật đúng với với câu thành ngữ Latin cổ
xưa "Si vis pacem, para bellum - Muốn có Hoà Bình, chuẩn bị cho chiến tranh."
China slams Australia's efforts to develop a new hypersonic missile
capable of flying from Melbourne to Sydney in seven minutes - saying it
makes the country a 'threat'
Post a Comment