Header Ads

Có Nhiều Cách Để Sinh Con


Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

1-Khi nào người mẹ muốn chọn cách sinh  con?

Bà mẹ đang ở trong tình trạng sinh khó thì không nên thảo luận về các phương pháp sinh. Bà ta nên quyết định để biết làm sao được đối xử như thế nào khi sinh và muốn biết bằng cách nào mà con của bà sinh ra đúng lúc. Và bà ta nên biết chắc rằng mọi người cùng bà ta chia sẻ quan điểm của mình.

Bà ta cũng biết chắc rằng quan điểm của mình là hợp lý chứ không do xúc động. Sau hết, bà ta chịu trách nhiệm cho sự an toàn của đứa bé. Nếu đặt câu hỏi sớm hơn, bà có thể thấy rằng bác sĩ hoặc nhà thương mà bà thích sẽ mạnh dạn từ chối điều gì quan trọng đối với bà và chỉ miễn cưỡng thay đổi các phương pháp thường lệ hoặc không thay đổi gì hết.

2-Những điểm khác nhau giữa nữ hộ sinh và bác sĩ.

Hơn ba phần tư mà cháu bé sinh mỗi năm ở trên thế giới đều do nữ hộ sinh thực hiện. Trong quá khứ, đa số nữ hộ sinh là thường dân họ học lỏm về việc sinh con bằng cách học nghề. Ngày nay, đa số các nữ hộ sinh được huấn luyện nhưng ở một số lớn địa phương trên thế giới, những người phục vụ việc sinh đẻ vẫn thiếu sự huấn luyện đầy đủ. Ở Bắc Mỹ, nhiều người là y tá với học vị cử nhân về nữ hộ sinh.

Vì nữ hộ sinh không có học vị bác sĩ, họ không thể mổ cesareans hoặc dùng kẹp forceps. Nhưng họ được hướng dẫn đầy đủ để thực hiện việc sinh đẻ bình thường và đỡ đẻ cũng như rạch cửa âm hộ. Họ được huấn luyện để biết khi nào gặp khó khăn và khi nào bệnh nhân cần được gởi tới bệnh viện.

3-Liệu phụ nữ có thể sinh tại nhà?

Một số bác sĩ, một vài nữ hộ sinh, và một số đông phụ nữ mang thai thích sinh ở nhà vì họ cảm thấy được sự hỗ trợ của gia đình cũng như bạn bè và muốn chia xẻ niềm vui có con với những người rất quan trọng đối với họ. Nói chung, cả sinh tại nhà và các trung tâm giống như sinh tại nhà đều nhấn mạnh đến tiện nghi hơn là kỹ thuật và an toàn. Họ không cần nhiều phương thức  của bệnh viện làm phiền các bà sắp sinh như ống truyền tĩnh mạch, dụng cụ theo dõi thai nhi bằng điện.

Sinh con tại nhà chỉ thích hợp với quý bà sinh bình thường. Ngoại trừ khi bà mẹ sinh đôi hoặc có bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thai ngoài tử cung hoặc các vấn đề đặc biệt khác.

4-Sinh con tự nhiên có bảo đảm không đau không?

Chuẩn bị sinh con, chính xác hơn là sinh tự nhiên, thường bị hiểu lầm. Mục đích không phải là loại bỏ đau nhưng làm giảm nó. Phe ủng hộ cho rằng sửa soạn để sinh con sẽ giúp cả mẹ lẫn con gần gũi với nhau nhiều hơn.

Điều rất thú vị là các phương pháp để sửa soạn sinh ở nhiều vùng trên thế giới đều có nguồn gốc từ Soviet Union. Vào các năm 1930 và 1940, các bác sĩ ở đó bắt đầu áp dụng kỹ thuật Pavlov cho các bà mẹ. Mục đích là tạo cho họ phản ứng lại với sự co bóp của việc sanh không phải bằng kinh nghiệm đau và sợ hãi nhưng bằng cách thở đặc biệt.

Hai chữ L của phong trào “tự nhiên” - Lamaze Leboyer - có các buổi họp và lớp học ở nhiều quốc gia.

Phương pháp Lamaze chủ trương đỡ đẻ với nhiều thuốc giảm đau hoặc đánh thuốc mê. Bà mẹ tham dự các lớp học với chồng mà nhiệm vụ là giúp vợ mình trong khi sanh để tập trung vào thở, thư dãn và thoa bóp mà họ đã cùng học với nhau.

Điểm chính của phương pháp Leboyer là cháu bé. Để giảm choáng váng khi sanh, ánh sáng sẽ mờ và cháu bé được tắm ngay trong một bồn tắm với nước ấm. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng không khí lạnh rất cần để bé hít thở. Vì những phút ban đầu sau khi sinh rất quan trọng trong đời sống của cháu bé, kích thích tự nhiên để thúc đẩy sự hoạt động trong môi trường mới đều rất đang nghi ngờ.

5-Có gì sai vào tháng cuối của thai kỳ?

Sanh non là biến chứng quan trọng của mang thai và là nguyên nhân một số lớn của trẻ em chết sau khi sinh. Trong một số ít trường hợp, khi cả mẹ lẫn con đều khỏe mạnh, dược phẩm có thể được dùng để ngăn xẩy thai. Để tránh xẩy thai, mẹ nên gặp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh đều đặn suốt thời kỳ có thai.

Một rủi ro khác vào cuối thai kỳ, rất ít, là cao huyết áp mà danh từ y học gọi là tiền sản kinh, hoặc trong trường hợp trầm trọng hơn là sản kinh. Một biến chứng khác nữa là nhau tiền đạo trong đó nhau thai nằm ở phần dưới của dạ con, đôi khi lấn vào cổ tử cung, khiến nó căng ra và gây xuất huyết. Các trường hợp này thường cần nằm bệnh viện vì có thể đưa tới bất lợi cho cả mẹ lẫn con. Nhiều trường hợp nhau ở phần dưới của dạ con cần mổ, vì bé không sinh được mà không chuyển nhau ra chỗ khác và gây ra chẩy máu trầm trọng.

6-Tại sao ngày nay nhiều bé được sinh bằng phương pháp mổ bụng và tử cung?

Cho tới khi theo dõi điện tử tiếng đập của trái tim thai nhi được dùng tại bệnh viện, các bác sĩ đều có rất ít chi tiết về thai nhi chịu đựng tốt trong khi đó thì mẹ chịu đựng xấu. Y tá không thể nghe ở bụng mẹ liên tục, hoặc nhận rõ các sắc thái của các âm thanh do tai điện tử ghi nhận và tinh tế nguệch ngoạc trên cả nhiều thước của giấy băng. Các ghi nhận đó cho biết khi nào thai nhi khó chịu vì không có đủ dưỡng khí và báo hiệu cần phải mổ để cứu thai nhi. Theo dõi điện tử có thể cho hay có gia tăng về việc sinh con bằng cách mổ cesarean. Ngoài ra, thống kê có thể cho biết số tăng rủi ro của thai nhi vì mẹ ở tuổi vị thành niên, trên 30 tuổi, sức khỏe kém hoặc thiếu dinh dưỡng.

Một số nhà phê bình cho là có quá nhiều cesareans và họ đưa  ra cách có thể giải thích về sự gia tăng này là nó tiện hơn cho bác sĩ và mang lại nhiều lợi nhuận cho bệnh viện. Dù sao quý bà sắp làm mẹ thích đỡ đẻ qua tử cung có thể chọn bác sĩ khi biết rõ thái độ của ông ta đối với vấn đề này như thế nào.

7-Liệu bà mẹ sinh con theo lối thường sau khi có cesarean được không?

Bà mẹ  có thể đẻ con bằng tử cung sau khi đã làm cesarean tùy thuộc vào ba điều kiện.

Thứ nhất, lý do mà bà ta có cesarean phải là độc nhất, như là ngôi mông - breach presentation - hơn là một hoàn cảnh cố định vì khung chậu quá hẹp so với đầu cháu bé.

Thứ hai là vết sẹo do cesarean phải rất bền: vết sẹo kéo dài từ vết mổ theo chiều dọc dễ rách trong khi dạ con co vào hơn là là một vết cắt ngắn, theo chiều ngang.

Thứ ba là bác sĩ đồng ý để người mẹ cố gắng đẻ bình thường. Nhiều bác sĩ tự động làm lại cesarean sau khi mổ lần trước.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức




No comments

Powered by Blogger.