Bên Tách Trà: Bầu Cử Tổng Thống Made In USA
Chào tái ngộ quý đọc giả của Đặc San Lâm Viên.
Thưa quý vị,
Nhìn trên lịch thì chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Cũng như mọi cuộc bầu cử tổng thống từ khi lập quốc, các ứng cử viên và ban vận động bầu cử của họ luôn luôn có những thủ đoạn chính trị được tung ra để giành chiến thắng, bất kể chiến thắng như thế nào. Cho dù các ứng cử viên đều biết rõ rằng hành động của họ sẽ được lịch sử ghi chép và phê phán, thế nhưng cái túi tham của họ dường như không có đáy, và những thủ đoạn của họ đã được gộp chung để tạo nên thành ngữ "dirty politics - chính trị dơ bẩn."
Sir Ernest Benn là nhà văn và cũng là nhà bình luận về chính trị người Anh, đã viết câu nhận xét về chính trị như sau:
Chính trị là nghệ thuật tìm kiếm rắc rối hay sai trái, bới móc tìm kiếm cho ra, bất kể chuyện đó có hay không, sau đó phân tích nó một cách không chính xác, và rồi áp dụng những biện pháp sai lầm để sửa đổi.
Nguyên văn "Politics is the art of looking for trouble, finding it whether it exists or not, diagnosing it incorrectly, and applying the wrong remedy."
Với định nghĩa như trên thì chúng ta có thể xem những thủ đoạn chính trị của hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden, cũng như các bộ phận tuyên truyền của hai chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đang diễn ra cũng không mấy khác biệt với những lần trước. Trong lịch sử, ngoài những thủ đoạn để triệt hạ nhau bằng những tin tức bịa đặt (fake news), dùng lời "hứa cuội" hay tiền bạc để mua chuộc cử tri, mà họ còn có thể làm những chuyện tồi tệ cực đoan là giết chết địch thủ. Có người bị giết trong khi tranh cử như trường hợp của Robert Kennedy, và cũng có những người bị giết khi đang làm tổng thống như Abraham Lincoln, James Garfield, William McKinley và John Kennedy.
Có một đặc điểm của chính trị Mỹ rất đáng để ý là sau cuộc bầu cử thì cả hai bên đều cố gắng gạt bỏ bất đồng để cùng điều hành quốc gia, chờ bốn năm sau sẽ tiếp tục cuộc tranh giành. Nhưng việc gì cũng có ngoại lệ. Sau khi ông Trump đắc cử tổng thống thì sóng gió nổi lên không ngừng. Từ ngày ông Trump đắc cử tổng thống cho đến hôm nay thì các "bi hài kịch chính trị" vẫn tiếp tục hết màn này qua màn khác, cho dù ông Trump đã đạt được kết quả tốt đẹp về mọi phương diện Chính Trị, Kinh Tế và Quân Sự, vượt xa hơn ba đời tổng thống tiền nhiệm là Clinton, Bush (con) và Obama. Gần đây thì lại thêm phần bạo động dân sự dựa vào phong trào Black Lives Matter (BLM) để tàn phá và gây bất an cho nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ. Đảng Dân Chủ và ngay cả cựu tổng thống Obama đã bao che và khuyến khích bạo động dân sự để tuyên truyền rằng chính phủ không giữ được an ninh. Việc làm của phe đảng Dân Chủ lần này đã thể hiện rõ ràng câu định nghĩa của Ernest Benn đã viết ở trên. Nó nhắc cho người Việt tị nạn cộng sản câu nói của đảng cộng sản Việt Nam là "Thà mất nước chứ không mất đảng," và ở Mỹ này thì "Đảng dân chủ thà tàn phá quốc gia chứ không để mất ghế tổng thống một lần nữa."
Bẩn thỉu, đê tiện và tàn nhẫn đến thế là cùng.
Cuối tháng 8 vừa qua bà Hillary Clinton đã "khuyên" ông Biden rằng nếu thua thì không nên lên tiếng chịu thua trong bất cứ trường hợp nào, và cứ kéo dài tranh chấp cho đến ... cùng.
Các tranh chấp sau bầu cử tổng thống đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử và đã có lần hai bên đã đưa nhau lên đến Tối cao Pháp viện để giải quyết, và người đắc cử chưa chắc là người thu được nhiều phiếu của dân chúng nhất. Đây là một đặc điểm của cách thức bầu cử tổng thống Mỹ, có thể gọi là "Bầu cử Tổng thống Made in USA."
Thưa quý vị,
Trong số 58 cuộc bầu cử tổng thống trong lịch sử của Hoa Kỳ thì 53 lần người đắc cử đều đã chiếm được đa số phiếu của cả Đại cử tri đoàn và phổ thông. Nhưng cũng đã có 5 lần người đắc cử chức vụ tổng thống đã chiến thắng về số phiếu của Đại cử tri đoàn, nhưng lại thua về số phiếu phổ thông.
Đối với các quốc gia ở ngoài Hoa Kỳ thì có thể xem đó là lạ, hoặc có vẻ vô lý. Tuy nhiên đó là điều đã xảy ra bởi vì phương pháp bầu cử tổng thống rất đặc biệt của Hoa Kỳ:
Tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ không được bầu bằng cách bỏ phiếu phổ thông trực tiếp. Thay vào đó, Điều II, phần I của Hiến pháp quy định việc bầu cử gián tiếp cho chức vụ cao nhất của quốc gia bởi một nhóm "đại cử tri" do chính phủ chỉ định. Nhóm này được gọi là Đại Cử Tri Đoàn (Electoral College).
Để đắc cử chức vụ tổng thống, một ứng cử viên cần đạt được 270 trong tổng số 538 phiếu đại cử tri. Các tiểu bang được phân phối phiếu đại cử tri dựa trên số đại diện mà họ có trong Hạ viện cộng với hai thượng nghị sĩ của họ. Các đại cử tri được phân phối theo dân số của mỗi tiểu bang, nhưng ngay cả những tiểu bang ít dân nhất cũng được hiến pháp bảo đảm là tối thiểu ba đại cử tri.
Mức tối thiểu được bảo đảm này có nghĩa là các tiểu bang có dân số nhỏ hơn sẽ có tỷ lệ đại diện cao hơn trong các Cử tri đoàn trên đầu người. Thí dụ như tiểu bang Wyoming có một Dân Biểu ở Hạ Viện đại diện cho toàn thể tổng số dân là khoảng 570,000 người. So sánh với tiểu bang đông dân như California, có tới 53 Dân Biểu, và mỗi Dân Biểu của California đại diện cho hơn 700,000 người.
Chỉ có 2 tiểu bang Maine và Nebraska có quy chế phân chia phiếu của Đại cử tri, còn lại các tiểu bang khác (48 cộng với Washington, D.C.) sẽ trao tất cả số phiếu đại cử tri của họ cho người giành được phiếu phổ thông nhiều nhất trên toàn tiểu bang. Về mặt toán học thì thấy rằng một ứng cử viên tổng thống có thể giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn trong khi vẫn thua về số phiếu phổ thông. Ví dụ: nếu một ứng cử viên giành chiến thắng với tỷ lệ phần trăm lớn ở một số tiểu bang rất đông dân, chẳng hạn, họ có thể sẽ giành được số phiếu phổ thông rất cao. Nhưng nếu đối thủ của họ thắng một loạt các tiểu bang nhỏ hơn với tỷ số chênh lệch thấp, họ vẫn có thể giành được đa số phiếu của Cử tri đoàn. Trên thực tế, đó là diều đã xảy ra vào năm 2016, ông Trump đắc cử với số phiếu của Đại cử tri đoàn, nhưng thua về số phiếu phổ thông.
Thế nhưng việc nói trên không phải chỉ xảy ra một lần, như chúng tôi đã nói ở trên. Sau đây chúng ta hãy lược qua lịch sử của Hoa Kỳ để xem những vị tổng thống nào đắc cử nhờ vào phiếu của Đại cử tri đoàn, cho dù thua kém về số phiếu phổ thông.
Đây là lần đầu tiên liên hệ tới cả hai trường hợp là người ứng cử viên thua cả phiếu phổ thông và đại cử tri, thế nhưng sau cùng lại đắc cử chức vụ tổng thống.
Năm 1824, có bốn ứng cử viên tranh cử tổng thống, tất cả đều là thành viên của cùng một đảng Dân chủ-Cộng hòa: Andrew Jackson, John Quincy Adams, William Crawford và Henry Clay.
Khi các phiếu bầu được thống kê, Andrew Jackson đã giành được đa số phiếu của cả phổ thông và Đại cử tri đoàn. Nhưng để giành được chức tổng thống, ứng cử viên cần đạt được đa số quá bán (hơn một nửa) số phiếu của Đại cử tri, và ông Jackson thì đã lại thiếu 32 phiếu của đại cử tri để đạt được đa số quá bán.
Theo Hiến Pháp quy định, trong trường hợp không có ứng cử viên tổng thống nào giành được đa số quá bán phiếu đại cử tri, thì sẽ chuyển đến Hạ viện để bầu chọn. Theo Tu chính án thứ 12, Hạ viện chỉ có thể bỏ phiếu cho ba người có phiếu bầu cao nhất, điều này đã loại ông Clay khỏi cuộc tranh cử, thế nhưng ông Clay lúc đó đang làm Chủ Tịch Hạ Viện (Speaker of the House), có thanh thế, quyền lực và ảnh hưởng rất lớn ở Hạ Viện.
Kết quả là Hạ viện đã bỏ phiếu để cho ông Adams làm tổng thống, cho dù ông Jackson đã được 99 phiếu của đại cử tri, trong khi ông Adams chỉ được 84 phiếu. Sau khi đắc cử, ông Adams bổ nhiệm ông Clay làm Ngoại trưởng, khiến ông Jackson tức giận, cáo buộc đối thủ của mình đã "ăn cắp cuộc bầu cử bằng một sự mua quan bán chức rẻ tiền."
Ông Jackson đã để lại một câu nói bất hủ về việc này: “Tên Du Đà của Tây phương đã hoàn tất một hợp đồng và sẽ nhận được ba mươi đồng tiền bạc. Quý vị có từng chứng kiến cảnh tham nhũng trơ trẽn như vậy ở bất kỳ quốc gia nào trước đây không?"
Nguyên văn: "The Judas of the West has closed the contract and will receive the thirty pieces of silver. Was there ever witnessed such a bare faced corruption in any country before?"
2. Rutherford B. Hayes (1876) - Tổng Thống Thứ 19
Tương tự như năm 1824, cuộc bầu cử năm 1876 không do cử tri quyết định mà do Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, lần này, Hiến pháp không có câu trả lời cho cuộc khủng hoảng bầu cử.
Đây là một cuộc đua tồi tệ giữa đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes và đảng viên Dân chủ Samuel Tilden. Hayes chỉ giành được 165, và 20 phiếu đại cử tri vẫn còn đang trong vòng tranh chấp.
Đảng Cộng hòa phản đối kết quả ở Florida, Louisiana và Nam Carolina, vì cả hai đảng đều tuyên bố ứng cử viên của họ đã thắng ở các tiểu bang này. Làm sao bây giờ? Hiến pháp có một kế hoạch dự phòng nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri, nhưng không có phương pháp để giải quyết tranh chấp về phiếu.
Vì vậy Quốc hội đã lập ra một Ủy ban bầu cử liên bang lưỡng đảng bao gồm Dân biểu của Hạ viện, Thượng nghị sĩ và Thẩm phán của Tối cao pháp viện. Kết quả là ủy ban này đã bỏ phiếu để trao tất cả 20 phiếu đại cử tri đang có tranh chấp cho ông Hayes, người đã thắng cuộc bầu cử với tỷ số chênh lệch thấp nhất: 185 trên 184. Chỉ hơn ông Tilden đúng 1 phiếu đại cử tri.
Tại sao Ủy ban lại quyết định giao cuộc bầu cử cho Hayes, người đã thua cả phiếu phổ thông và đại cử tri? Hầu hết các nhà sử học tin rằng đã có một thỏa thuận được làm trung gian giữa hai bên. Đảng Dân chủ, thành trì là miền Nam, đã đồng ý để Hayes làm tổng thống để đổi lấy việc Đảng Cộng hòa hứa sẽ rút tất cả quân đội liên bang khỏi các tiểu bang thuộc Liên minh cũ (Confederate states).
3. Benjamin Harrison (1888) - Tổng Thống Thứ 23
Cuộc chạy đua vào toà Bạch ốc năm 1888 giữa Tổng thống đương nhiệm của đảng Dân chủ là Grover Cleveland và người đối thủ thuộc đảng Cộng hòa là Benjamin Harrison đã diễn ra với đầy rẫy tham nhũng. Cả hai bên đều cáo buộc bên kia đã trả tiền để dân bỏ phiếu cho ứng cử viên của họ. Những người được gọi là “người thả nổi”, những cử tri không theo đảng nào, có thể được mua chuộc bởi phe trả giá cao nhất.
Tại Indiana, một lá thư xuất hiện được cho là cho thấy đảng Cộng hòa âm mưu mua chuộc cử tri và phá vỡ nỗ lực hối lộ cử tri của phe Dân chủ. Trong khi đó, các đảng viên Dân chủ miền Nam đã làm đủ mọi thứ trong khả năng của họ để trấn áp cuộc bỏ phiếu của người da đen, bởi vì hầu hết trong số họ ủng hộ đảng Cộng hòa, mà thời bấy giờ được họ gọi là “đảng của Lincoln”.
Khi chặng đường khó khăn của cuộc đua đã kết thúc, Cleveland và đảng Dân chủ chiếm toàn bộ miền Nam trong khi đảng Cộng hòa của ông Harrison giành chiến thắng ở miền Bắc và miền Tây, bao gồm cả tiểu bang Indiana, quê hương của Cleveland với tỷ số cách biệt. Khi càn quét miền Nam, Cleveland đã giành chiến thắng về số phiếu phổ thông với hơn 90,000 phiếu bầu so với ông Harrison, nhưng ông vẫn thua số phiếu đại cử tri, Harrison được 233 phiếu và Cleveland chỉ được 168 phiếu.
Bốn năm sau, ông Cleveland trở lại và đánh bại Harrison, trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và duy nhất phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tiếp, tổng thống thứ 22 và 24.
4. George W. Bush (2000) - Tổng Thống Thứ 43
Những người còn tỉnh táo, còn biết suy nghĩ phải trái, có nên chọn một người mất trí hay đã lú lẫn để đại diện cho mình hay không?
5 Presidents Who Lost the Popular Vote But Won the Election
https://www.history.com/news/presidents-electoral-college-popular-vote
Post a Comment