Vàm Cỏ Ðông - Ta gọi thầm rất nhỏ.
Êm đềm trôi như suối tóc nguời tình.
Yêu tha thiết, tên em, ơi ! Vàm Cỏ,
Dòng sông xưa và một thuở đao binh.
Em hiền hoà gọi bốn mùa vang vọng,
Ðể trái sầu rớt rụng xuống lòng ta.
Màu áo ai trên nhịp cầu soi bóng,
Trên sông xanh, trong nắng xế chiều tà.
Em bao dung như lời kinh xứ đạo,
Ru hồn ta vào mộng ước hoàng hoa.
Ta yêu em bằng tình yêu khờ khạo,
Sông ơi sông ! Vàm Cỏ của lòng ta.
Em muộn phiền trong lửa đời ly loạn,
Ðem nhớ thương vào khúc hát quân hành,
Gởi cuộc tình lên vai nguời lính trẻ,
Nhớ Trảng Bàng chiều sương khói mong manh.
Thương Ðức Hòa những ngày ta đụng trận,
Về Lộc Giang lấy chút nắng yên bình.
Trao nụ hôn cho Hiệp Hòa thương nhớ.
Hương thời gian hay duyên nợ ba sinh.
Giữ cho anh mối tình quê tha thiết,
Có hoa cau, hoa bưởi ngát không gian
Trong nắng sớm, vườn nhà ai xanh biếc,
Thơm dịu dàng mùi hương dạ quỳnh lan.
Rồi mùa Xuân, nát tan đời lính trận.
Em yêu ai câm nín giữa trời quê.
Em thương ai mang kiếp đời lận đận.
Vàm Cỏ Đông! Biết có đợi ai về.
Về làm chi, sông xưa buồn lên tiếng,
Còn lại gì trong khúc nhạc chìm sâu.
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. (*)
Và mùa Hè nắng vàng trên sông nhỏ,
Em có còn soi bóng rặng dừa xanh.
Ngôi trường xưa vẫn còn màu ngói đỏ ?
Như màu hoa phượng vĩ sân truờng anh.
Rồi mùa Thu gọi mùa Ðông thương nhớ,
Ngôi giáo đường im bóng giữa rừng cây.
Tiếng nguyện cầu, vang từng chiều thu ấy,
Thương chim xưa, giờ đang sống xa bầy.
Bao nhiêu năm, trái sầu còn rớt rụng.
Trên mảnh đời trôi nổi kiếp viễn phương,
Mơ về em, sông ơi ! ngày dậy sóng .
Thuyền sẽ về trên dòng sông yêu thương,
Thuyền sẽ về trên dòng sông quê hương.
Lê Tấn Dương
(Đặc San Lâm Viên)
(*) Trích từ bài Đường thi “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu (704-754)
Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) dịch:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Êm đềm trôi như suối tóc nguời tình.
Yêu tha thiết, tên em, ơi ! Vàm Cỏ,
Dòng sông xưa và một thuở đao binh.
Em hiền hoà gọi bốn mùa vang vọng,
Ðể trái sầu rớt rụng xuống lòng ta.
Màu áo ai trên nhịp cầu soi bóng,
Trên sông xanh, trong nắng xế chiều tà.
Em bao dung như lời kinh xứ đạo,
Ru hồn ta vào mộng ước hoàng hoa.
Ta yêu em bằng tình yêu khờ khạo,
Sông ơi sông ! Vàm Cỏ của lòng ta.
Em muộn phiền trong lửa đời ly loạn,
Ðem nhớ thương vào khúc hát quân hành,
Gởi cuộc tình lên vai nguời lính trẻ,
Nhớ Trảng Bàng chiều sương khói mong manh.
Thương Ðức Hòa những ngày ta đụng trận,
Về Lộc Giang lấy chút nắng yên bình.
Trao nụ hôn cho Hiệp Hòa thương nhớ.
Hương thời gian hay duyên nợ ba sinh.
Giữ cho anh mối tình quê tha thiết,
Có hoa cau, hoa bưởi ngát không gian
Trong nắng sớm, vườn nhà ai xanh biếc,
Thơm dịu dàng mùi hương dạ quỳnh lan.
Rồi mùa Xuân, nát tan đời lính trận.
Em yêu ai câm nín giữa trời quê.
Em thương ai mang kiếp đời lận đận.
Vàm Cỏ Đông! Biết có đợi ai về.
Về làm chi, sông xưa buồn lên tiếng,
Còn lại gì trong khúc nhạc chìm sâu.
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. (*)
Và mùa Hè nắng vàng trên sông nhỏ,
Em có còn soi bóng rặng dừa xanh.
Ngôi trường xưa vẫn còn màu ngói đỏ ?
Như màu hoa phượng vĩ sân truờng anh.
Rồi mùa Thu gọi mùa Ðông thương nhớ,
Ngôi giáo đường im bóng giữa rừng cây.
Tiếng nguyện cầu, vang từng chiều thu ấy,
Thương chim xưa, giờ đang sống xa bầy.
Bao nhiêu năm, trái sầu còn rớt rụng.
Trên mảnh đời trôi nổi kiếp viễn phương,
Mơ về em, sông ơi ! ngày dậy sóng .
Thuyền sẽ về trên dòng sông yêu thương,
Thuyền sẽ về trên dòng sông quê hương.
Lê Tấn Dương
(Đặc San Lâm Viên)
(*) Trích từ bài Đường thi “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu (704-754)
Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) dịch:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”