Header Ads

Khúc Bi Thương Của Người Uyghur ở Tân Cương


Bùi Phạm Thành

Perhat Tursun (1969-) là một trong những nhà văn hàng đầu trong văn chương Uyghur. Sinh ra và lớn lên ở Atush, một thành phố ở phía tây nam Hoa Lục, thuộc khu tự trị Tân Cương. Ông bắt đầu làm thơ khi còn ở bậc trung học và chuyển sang viết văn xuôi khi là một sinh viên trẻ của một trường đại học ở Bắc Kinh. Từ cuối những năm 1980, công việc hàng ngày của ông là một chuyên viên nghiên cứu tại Trung Tâm Nghệ Thuật ở Ürümchi; nhưng nghề thực sự của ông lại là viết văn, khả năng này đã khiến ông nhanh chóng trở nên người nổi tiếng.

Perhat Tursun
Bắt đầu sự nghiệp cầm bút với tư cách là một nhà thơ, Perhat đã chuyển sang văn xuôi vào những năm 1990, và đã xuất bản một loạt truyện ngắn và tiểu thuyết.

Năm 1998, ông đã xuất bản tập thơ "One Hundred Love Lyrics - Một Trăm Khúc Hát Yêu Thương" được đọc giả đón nhận rất nồng nhiệt, và quyển tiểu thuyết "Sa mạc Messiah" đã thu hút một số tranh cãi về chủ đề và hình ảnh độc đáo.

Perhat là người ngang bướng, dám nói, dám viết về cả những đề tài cấm kỵ trong văn chương của Uyghur. Quyển tiểu thuyết dài "The Art of Suicide - Nghệ Thuật Tự Tử", nhìn vào tệ trạng xã hội như dâm đãng, tự tử và bệnh tâm thần, đã gây nên những tranh cãi gay gắt và lâu dài trong giới văn học của Uyghur.

Tháng Giêng năm 2018, Perhat chịu chung số phận với cả triệu người Uyghur ở Tân Cương bị nhà cầm quyền Trung Cộng bắt giam vào "trại cải tạo" mà Trung Cộng gọi là "Trung tâm huấn nghệ và cải tạo tư tưởng".

Đối với người Việt Nam thì ba chữ "trại cải tạo" đủ để gây kinh hoàng cho hàng trăm ngàn người đã từng bị giam giữ ở nơi đó. Tương tự như "Gulag" của Liên Bang Xô Viết hoặc "Auschwitz của Đức Quốc Xã", những trại giam tập thể này được mô tả là "địa ngục trần gian", nơi mà con người bị nhồi sọ, tẩy não bằng những lời tuyên truyền ngang ngược, bị đày đọa từ thể xác đến tinh thần, và bị đối xử kém cả thú vật với mạng sống có giá trị ngang với con sâu, cái kiến.

Việc người Uyghur ở Tân Cương bị chính quyền Trung Cộng đàn áp đã bị Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Theo DõI Nhân Quyền, đa số các quốc gia Tây phương và giới truyền thông quốc tế lưu ý và lên án.

Abdurehim Heyit
Gần đây, ngày 9 tháng 2 năm 2019, sau khi có tin Abdurehim Heyit là một nhà thơ và cũng là nhạc sĩ nổi tiếng người Uyghur đã chết trong "trại cải tạo", chính phủ Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) đã lên tiếng yêu cầu Trung Cộng dẹp bỏ các "trại cải tạo" cũng như chấm dứt những hành động tra tấn và tẩy não người Hồi Giáo Uyghur, vốn có ngôn ngữ và phong tục tập quán rất gần với Turkey.

Đây cũng là một bài học cho dân Đài Loan, nếu họ chấp nhận để trở thành một khu tự trị như Trung Cộng đã hứa hẹn, "One Nation, Two Systems - Một Quốc Gia, Hai Chế Độ", thì sớm muộn gì cũng sẽ chịu chung số phận với người Uyghur ở Tân Cương.

Năm 2011 Perhat Tursun có viết một bài thơ bằng tiếng Uyghur rất nổi tiếng mang tên "Elegy - Khúc Bi Thương" để diễn tả tình trạng của người Uyghur ở Tân Cương đã được Joshua L. Freeman, một học giả của viện Đại Học Harvard, chuyển qua Anh ngữ. Dưới đây là bản tiếng Anh do Joshua L. Freeman chuyển ngữ và bản tiếng Việt do Bùi Phạm Thành chuyển ngữ.

Elegy

Among the corpses frozen in exodus over the icy mountain pass, will you recognize me? Our brothers
we begged for shelter took our clothes. Pass by there even now and you will see our naked
corpses. When they force me to accept the massacre as love
Do you know that I am with you.

After three hundred years they awaken and do not know each other, their own greatness long forgotten,
I happily drank down poison, thinking it fine wine
When they search the streets and cannot find my vanished figure
Do you know that I am with you.

In that tower built of skulls you’ll find my skull as well
They cut my head off just to test the sharpness of a sword. When before the sword
our beloved cause-and-effect relationship is ruined like a wild lover
Do you know that I am with you.

When in the market men with tall fur hats are used for target practice and a man’s face draws out in agony as a bullet cleaves his brain, and
before the eyes that look to find the reason of their death the executioner fades and disappears,
reflected in that bullet-pierced brain’s fevered thoughts will be my form, just then
Do you know that I am with you.

In those times when drinking wine was a greater crime than drinking blood, do you know the taste of the flour ground in the blood-turned mill? The wine
that Alishir Nava’i deliriously dreamed took its flavor from my blood
In that endlessly mystical drunkenness’s farthest, deepest chambers
Do you know that I am with you.

Perhat Tursun
translated by Joshua L. Freeman

Khúc Bi Thương

Trong số những xác đóng băng
Sau cuộc di tản qua vùng núi non
Anh có nhìn ra tôi không?
Xác người nằm đó vẫn trần trụi thân
Giết người mà bảo thương dân
Bạn ơi có biết ta gần bên nhau.

Rồi thì ba trăm năm sau
Tỉnh dậy nhưng lại nhìn nhau lạ lùng
Bao trang lịch sử oai hùng
Bị vùi sâu lấp trong vùng lãng quên
Rượu độc đâu, tôi uống liền
Xác bạn nằm xuống cũng liền bên tôi.

Ở trong đống xương sọ người
Sọ tôi ở đấy bạn ơi nếu tìm
Chúng chém tôi để thử xem
Thanh gươm có sắc như quyền lực không
Xương khô chất đống đầy đồng
Bạn ơi hãy nhớ ta cùng bên nhau.

Nhìn xem kẻ quyền lực cao
Cùng nhau tập bắn ngay vào người dân
Óc vỡ toang, mắt lạc thần
Cố nhìn xem kẻ sát nhân thế nào
Chúng đã trốn mất còn đâu
Bạn, tôi chung kiếp trước đầu súng kia.

Có khi nâng chén rượu kia
So với tội ác có khi hơn nhiều
Như đang uống chén máu đào
Của anh em, của đồng bào, của tôi
Nhớ rằng này hỡi bạn ơi
Chúng ta vẫn mãi là người bên nhau.

Bùi Phạm Thành
chuyển ngữ
(Đặc San Lâm Viên)

Tham khảo:

Bấm vào nút "play" để nghe cách đọc theo đúng với tự điển
  Uighur hay Uyghur    /ˈwēˌɡo͝or/


danh từ: Uighur hay Uyghur
danh từ số nhiều: Uighurs hay Uyghurs

1. người thiểu số Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) ở phía tây bắc Trung Hoa, đặc biệt là khu vực Tân Cương và các khu vực kế cận.
2. ngôn ngữ Turkic của người Uyghur.

Uyghur Poetry in Translation: Perhat Tursun’s “Elegy”
https://medium.com/fairbank-center/uyghur-poetry-in-translation-perhat-tursuns-elegy-902a58b7a0aa

Xinjiang re-education camps
https://en.wikipedia.org/wiki/Xinjiang_re-education_camps

Powered by Blogger.