Rabindranath Tagore Nhà Thơ Ấn Độ - Nobel Văn Chương 1913
1/ Cuộc đời của Rabindranath Tagore.
Rabindranath Takur Tagore (1861 - 1941) là nhà thơ, nhà văn viết truyện ngắn, nhạc sĩ sáng tác, nhà viết kịch, nhà bình luận và họa sĩ người miền Bengali, nước Ấn Độ. Tagore đã mở đầu các hình thức văn xuôi mới và thơ phú mới và đã dùng lối nói thông thường áp dụng vào văn chương Bengali, vì vậy đã giải tỏa các hình thức cổ điển căn cứ vào ngôn ngữ Sanskrit.
Tagore cũng gây được ảnh hưởng rất lớn lao khi giới thiệu với phương Tây nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ và ngược lại, đồng thời ông còn được coi là một nghệ sĩ sáng tạo xuất sắc của nước Ấn Độ tân tiến.
Tagore là con út của gia đình 13 người con còn sống sót. Tagore ra đời tại tòa nhà lớn Jorasanko trong thành phố Calcuta, có cha là ông Debendranath Tagore (1817-1905) và mẹ là bà Sarada Devi (1830-1875).
Tagore có mẹ qua đời rất sớm còn cha là người đi du lịch nhiều nơi nên từ thuở nhỏ, Tagore được các người hầu nuôi dưỡng. Gia đình Tagore có các nhân vật hàng đầu của Phong Trào Phục Hưng Bangali, đã bảo trợ các công việc như xuất bản các tạp chí văn chương, các rạp hát, các buổi hòa nhạc Bengali và cổ điển Tây Phương.
Vào năm 1891, Tagore tới miền Đông Bengali, bây giờ là xứ Bangladesh, để quản lý các tài sản của gia đình tại Shilaidah và Sahzadpur trong 10 năm. Tại nơi này, ông thường cư ngụ trong một con thuyền trông giống như một căn nhà (a houseboat) bỏ neo trên dòng sông Padma, tức là sông Ganges. Nơi đây, Tagore làm quen với đám dân làng, thông cảm với cảnh nghèo khó và lạc hậu của họ và những tư tưởng này đã hiện rõ trong các bài viết của ông.
Phần lớn các truyện ngắn hay nhất của Tagore đều liên quan tới cuộc đời cơ cực của các người dân địa phương, được ông viết ra trong thập niên 1890, các truyện ngắn này rất đặc sắc khiến cho đạo diễn Satyajit Ray đã chuyển sang thành phim ảnh.
Tagore rất yêu mến cảnh miền quê của xứ Bengali và dòng sông Padma, hình ảnh của những nơi này đều hiện rõ trong các lời thơ của ông. Trong thời gian này, Tagore cho phổ biến nhiều tập thơ, đặc biệt là Tập Thơ Tonar Tari (The Golden Boat = Con Thuyền Vàng, 1894) và các vở kịch, đặc biệt là Vở Kịch Chitrangada (Chitra, 1892).
Các lời thơ của Tagore thì rất khó chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác, ngoài ra ông còn sáng tác hơn 2,000 bản nhạc, những tác phẩm này vẫn còn rất phổ biến trong mọi giai cấp của xã hội Bengali.
Vào năm 1901, Tagore thành lập một ngôi trường thực nghiệm trong miền quê của miền Tây Bengali, tại Santiniketan (Nơi Ở của Hòa Bình), tại ngôi trường này ông cố gắng hòa hợp các tập quán tốt đẹp nhất của xứ Ấn Độ với các tập quán Tây Phương. Tagore cư ngụ vĩnh viễn tại ngôi trường kể trên và nơi này đã trở thành Đại Học Visva Bharati vào năm 1921.
Tagore cũng dịch sang tiếng Anh nhiều bài thơ tôn giáo, nhiều bài thơ nói về xứ Bengali, kể cả bài Gitanjali và tác phẩm này đã được các văn hào W.B. Yeats và Andre Gide ca ngợi rồi sau đó, đã mang lại cho tác giả Giải Thưởng Nobel Văn Chương năm 1913.
Vào năm 1915, Tagore được phong Hiệp Sĩ nhưng ông đã khước từ danh dự này vào năm 1919 để phản đối cuộc Tàn Sát Amritsar tại Ấn Độ.
Từ năm 1912, Tagore đã trải qua nhiều năm đi ra khỏi xứ Ấn Độ để diễn thuyết tại châu Âu, châu Mỹ và miền Á Đông, và ông là nhân vật cổ võ cho nền Độc Lập của nước Ấn Độ.
Các cuốn tiểu thuyết của Tagore thì không xuất sắc bằng các tập thơ nhưng cũng khiến cho độc giả trên thế giới phải chú ý. Những tác phẩm danh tiếng của Tagore gồm có Gora (1910) và Ghare-Baire (The Home and the World, 1916), bài thơ Gitanjali (Song Offerings = Bài Ca Hiến Dâng). Các sáng tác âm nhạc của Tagore đã được chọn làm Quốc Ca của hai nước: của nước Ấn Độ là bài Jana Gana Mana và của nước Bangladesh là bài Amar Shonar Bangla.
Vào cuối thập niên 1920 khi được gần 70 tuổi, Tagore đã vẽ tranh và các tác phẩm hội họa của ông đã khiến cho ông được xếp hạng vào các họa sĩ tân tiến hàng đầu của nước Ấn Độ.
2/ Bài Thơ Gift - Quà Tặng.
GiftO my love, what gift of mineShall I give you this dawn? A morning song? But morning does not last long - The heat of the sun Wilts it like a flower And songs that tire Are done. O friend, when you come to my gate At dusk What is it you ask? What shall I bring you? A light? A lamp from a secret corner of my silent house? But will you want to take it with you Down the crowded street? Alas, The wind will blow it out. Rather, When you have leisure, Wander idly through my garden in spring And let an unknown, hidden flower's scent startle you Into sudden wondering - Let that displaced moment Be my gift. Or if, as you peer your way down a shady avenue, Suddenly, spilled From the thick gathered tresses of evening A single shivering fleck of sunset-light stops you, Turns your daydreams to gold, Let that light be an innocent Gift. Whatever gifts are in my power to give you, Be they flowers, Be they gems for your neck, How can they please you If in time they must surely wither, Crack, Lose lustre? All that my hands can place in yours Will slip through your fingers And fall forgotten to the dust To turn into dust. Truest treasure is fleeting; It sparkles for a moment, then goes. It does not tell its name; its tune Stops us in our tracks, its dance disappears At the toss of an anklet. I know no way to it - No hand, nor word can reach it. Friend, whatever you take of it, On your own, Without asking, without knowing, let that Be yours. Anything I can give you is trifling - Be it a flower, or a song. RABINDRANATH TAGORE (1861-1941) | Quà TặngEm yêu ta có gì đâyTặng em vào buổi sáng này hỡi em? Bình minh ca khúc êm đềm? Nhưng vào buổi sáng có bền mãi đâu Vầng dương tỏa nhiệt non đầu Bình minh tàn lụi, úa màu giống hoa Và rồi ngay khúc hoan ca Điệu ru nhàm chán cũng qua một thời. Em yêu nếu buổi đẹp trời Hoàng hôn dìu bước em nơi cổng nhà Em mong chi gọi chút quà? Quà chi ta sẽ mặn mà trao em? Hay tặng em một ngọn đèn Từ trong góc khuất im lìm nhà ta? Nhưng khi em dạo chơi xa Có mang đèn xuống phố qua lắm người? Gió vô tình lắm chao ơi Thổi đèn ta tắt mất thôi còn gì! Trong tầm tay có quà chi Mà ta có thể mang về tặng em Dù hoa rực rỡ bên thềm Ngọc ngà lộng lẫy khoe trên cổ người Quà đâu luôn tạo nụ cười Vì thời gian sẽ dập vùi cánh hoa Ngọc ngà cũng rạn nứt ra Sắc phô hào nhoáng phôi pha tháng ngày. Quà mình trao tặng sau này Trôi qua năm ngón bàn tay em hiền Rơi vào tro bụi lãng quên Hóa thành tro bụi vương miền nhân gian. Thôi xin em buổi thanh nhàn Du xuân dạo gót ngọc sang vườn nhà Chợt đâu thoang thoảng bay xa Hương thầm hoa lạ lan ra bất ngờ Làm em thích thú sững sờ Phút giây hoan lạc đó là quà ta. Hay em đưa mắt nhìn qua Lần theo lối rợp lá hoa bên đường Chợt đâu một đốm tà dương Lung linh in bóng ngăn đường em đi Biến mơ màng tuổi xuân thì Thành ra mộng đẹp khác chi mộng vàng Xin em giữ ánh hôn hoàng Làm quà trong trắng vô vàn ta trao. Kho tàng trôi nổi biết bao Chói chan giây phút, tan vào hư vô Vô đề ca khúc thiên thu Cản ngăn nẻo ý, chặn ru bước đời Tựa như vũ điệu buông lơi Tàn nhanh theo tiếng vòng nơi chân người Tìm đâu! Thân vạn dặm chơi Xa tầm tay với! Xa nơi ngôn từ! Những gì em có riêng tư Không hay không biết, không chờ không xin Bạn lòng ơi giữ cho bền Của riêng em đó kiếm tìm đâu xa Dù ta có tặng em quà Tặng hoa hay khúc tình ca đáng gì! Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển ngữ) |
Phạm Văn Tuấn
Tài liệu tham khảo: Wikipedia.org, Britannica Encyclopedia, Encarta Encyclopdia.
https://en.wikipedia.org/wiki/Rabindranath_Tagore
Post a Comment