Đọc Sách
Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi "IPad" hầu hết là người Á châu - Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.
Nhiều người Á châu hiện nay dường như không thể kiên nhẫn ngồi yên đọc sách. Có lần tôi và một người bạn Pháp cùng đợi xe ở trạm tàu hỏa, người bạn này hỏi tôi:
Tôi nhìn quanh, thấy quả thật là như vậy! Mọi người đang nói chuyện điện thoại, cúi đầu đọc tin nhắn, lướt mạng xã hội hoặc chơi “game.” Họ bận nói chuyện rất ồn ào hoặc tự tỏ ra bận rộn, dường như không hề có cái tính thư thái tĩnh lặng. Họ luôn nôn nóng và dễ phát cáu, dễ phàn nàn, khó chịu...
Theo thống kê trên mạng, trung bình mỗi người Trung Hoa chỉ đọc 0.7 quyển sách/năm, Việt Nam 0.8 quyển, Ấn Độ 1.2 quyển, Hàn Quốc là 7 quyển. Chỉ có Nhật Bản là có thể sánh với các nước phương Tây với 40 quyển/năm; riêng người Nga là 55 quyển. Năm 2015, 44.6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Con số tương tự ở các nước Bắc Âu.
Ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại Trung Hoa, loại hình thức giải trí phổ biến nhất phải kể đến là quán mạt chược, quán ăn uống và quán “Internet.” Bất kể trong tiệm “Net” hay phòng máy “computer” của nhà trường, phần lớn sinh viên chỉ lướt mạng xã hội, hoặc “chat” hoặc chơi “game.”
Ở Việt Nam cũng y như vậy, dưới nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, số học sinh tra cứu tài liệu trên mạng rất ít ỏi. Còn các vị lãnh đạo nhà nước cộng sản, hay các quản lý kinh doanh, cả ngày bận rộn với các bản kiểm điểm thành tích, báo cáo, công du, tiếp khách, tiệc tùng ăn uống, đếm tiền, karaoke… nên khi tôi hỏi về việc đọc sách thì họ nói chưa hề đọc sách kể từ lúc còn bé, hay từ lúc rời ghế nhà trường (nếu đương sự có đi học đàng hoàng!).
Nguyên nhân không thích đọc sách, theo thống kê cho thấy có 3 phương diện chính:
- Trình độ văn hóa (không phải học vấn) của người dân thấp.
Thích tò mò chuyện người khác nhiều nên luôn cập nhật mạng xã hội và nhu cầu giao tiếp lớn, họ luôn nói nhiều khi gặp nhau, và “chat” cả ngày không chán. - Từ nhỏ không được nuôi dưỡng thành thói quen tốt trong việc đọc sách.
Do gia đình cha mẹ không đọc sách (trừ người không biết chữ và lao động chân tay quá cực khổ). Nên nhớ, tính cách một đứa trẻ hình thành chủ yếu từ gia đình. - “Giáo dục kiểu học chỉ để đi thi cử,” khiến cho trẻ nhỏ không có thời gian và tinh lực để đọc các loại sách bên ngoài.
Hình thành thói quen học xong có bằng cấp thì ngưng đọc. Đọc, nếu có, chỉ để học đi thi.
Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Do Thái và Hungary. Ở Do Thái, trung bình mỗi năm một người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm chỉnh dạy bảo con cái là:
Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ; ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, việc đọc sách báo là một cách tốt để đánh giá con người.
Trong ngày “Sabbath” (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.
Ở Hungary có gần 20,000 thư viện. Trung bình cứ 500 người lại có một thư viện. Đi thư viện cũng tương tự như đi uống cà phê hay đi siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.
Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách suy nghĩ rất khác; và trong trường hợp dù họ không có sự nghiệp, thành công tốt đẹp trong đời sống nhưng họ vẫn là một hạng người khác biệt. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.
Dân số Do Thái thưa thớt, nhưng nhân tài thì vô số. Lịch sử xây dựng đất nước này tuy ngắn (từ 1948), nhưng đến nay đã có 8 người (?) đoạt giải Nobel. Thiên nhiên nước Do Thái khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước họ thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất cảng một số lượng đáng kể. Xã hội Do Thái trật tự quy củ và người Do Thái được tôn trọng, nể phục trên khắp thế giới.
Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình, v.v… Nếu so với dân số, Hungary là “quốc gia của giải thưởng Nobel.” Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm cho xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ giá trị. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.
Một vị học giả lớn từng nói:
* Thật buồn cho dân trí của nước Việt Nam ta sau 70 năm dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Xin mời xem thêm thành tích của Việt Nam từ cái link ở đưới đây thì rõ hơn: Hà Nội - Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới về nạn móc túi du khách – PICKPOCKETS (tripadvisor.mediaroom.com/2009-09-25-TRIPADVISOR-HIGHLIGHTS-TOP-10-PLACES-WORLDWIDE-TO-BEWARE-PICKPOCKETS):
Post a Comment