Sự Lên, Xuống và Tái Sinh của "Tứ Cường" Trong Khu Vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Mười năm trước, đại diện của bốn quốc gia Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật đã cùng ngồi lại với nhau trong một phòng họp ở Manila, Phillipines. Đây không phải là một trò đùa. Họ đã đại diện cho chính phủ của họ tại một cuộc họp bốn bên còn được gọi là "Quad", hay "Tứ Cường", bốn quốc gia hùng mạnh nhất của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Đây là một sáng kiến nhằm thúc đẩy đàm thoại và hợp tác giữa bốn quốc gia dân chủ về vấn đề hàng hải trong bối cảnh Trung Cộng và Ấn Độ đang tăng trưởng, kéo dài từ giữa năm 2006 đến đầu năm 2008. Kể từ khi nhóm "Tứ Cường" này tan rã, các nhà phân tích có lẽ đã dành nhiều thời gian để thảo luận về nó nhiều hơn là các viên chức của bốn quốc gia đã thành lập nên nó.
Sự hồi sinh của Tứ Cường (Quad) sẽ chỉ lâu bền nếu cả bốn quốc gia thành viên đều học được những bài học từ sự thất bại trong quá khứ.Bây giờ, nhóm Tứ Cường đã được hồi sinh. Một thập niên sau cuộc họp thăm dò đầu tiên bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh Khu Vực ASEAN diễn ra ở Philippines vào tháng 5 năm 2007, các đại diện của bốn quốc gia đã gặp lại một lần nữa, vào dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á hồi đầu tháng 11 năm 2017. Sự hồi sinh này sẽ chỉ bền vững nếu nó không chỉ là tín hiệu, mà còn có nội dung. Điều đó sẽ dẫn đến việc trao đổi quan điểm về chiến lược và kinh tế trong khu vực và hợp tác thực tiễn. Hơn nữa, cuộc tái hợp này sẽ chỉ lâu bền nếu cả bốn quốc gia thành viên đều học được những bài học từ sự thất bại trong quá khứ. Bao gồm việc thiết lập thành viên, ấn định chu kỳ hội họp và chương trình nghị sự, giải thích cho quốc gia thành viên và ngoại cuộc biết rõ mục đích của Tứ Cường, và chuẩn bị cho những phản ứng của Trung Cộng.
Nguồn gốc của nhóm Tứ Cường ("Tứ Cường 1.0")
Nhóm "Tứ Cường 1.0" đã trở thành câu chuyện thần thoại kể từ khi nó kết thúc , tùy theo quan điểm của từng người, được coi là điều "hấp dẫn" hoặc là điều "cấm kỵ (taboo)" của bất kỳ chiến lược Châu Á nào. Thượng nghị sĩ John Kerry đã từng hỏi, đưa ra tất cả các hình thức hợp tác khác trước kia của bốn quốc gia, tại sao nhóm Tứ Cường lại "nổi bật" và là "cái gai" cho Bắc Kinh. Năm ngoái, một nhân viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã tự hỏi về "nỗi ám ảnh của việc việc tái ra mắt của 'quad' với chữ Q được viết hoa." Nó được đưa ra trong các buổi điều trần của Quốc Hội, các bài phát biểu chính thức và các cuộc họp của hội đồng tư vấn, và thậm chí cả các định giá chính trị. Nó đã được mô tả như một dự án do Hoa Kỳ dẫn đầu, là một liên minh, một trục của các quốc gia dân chủ, một hòn ngọc của nền an ninh, hay một cách để ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Cộng. Trên thực tế, những nhãn hiệu này, giao cho Tứ Cường một điều kiện để phát huy hơn bao giờ hết.
Vì vậy, điều quan trọng là phải đặt trọng tâm vào mục đích của nhóm. Có hai yếu tố mà đôi khi được kết hợp chung với nhau là ngoại giao và hàng hải. Nhóm Tứ Cường đầu tiên có những cuộc thảo luận vào mùa xuân năm 2007; sau đó là cuộc tập trận hải quân vào mùa thu năm đó, không những chỉ bao gồm những chiến hạm của Tứ Cường mà còn có mặt của cả Singapore.
Cuộc đối thoại bốn bên đã có tiền lệ - nhóm có tên là "Tsunami Core Group" vào năm 2004-05, qua đó các thành viên của bốn quốc gia đã phối hợp để đối phó lại với tai hoạ sóng thần (Tsunami) năm 2004 ở Ấn Độ Dương. Nhóm đã được xem như một mô hình cho sự hợp tác đặc biệt của nhiều quốc gia, nhưng sự hợp tác của bốn bên đã tạm dừng sau khi nhóm "Tsunami" giải tán. Khái niệm về một sự hợp tác của các quốc gia dân chủ sau đó đã được lưu tâm của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng nó đã mở rộng hơn cả về hình thức và mục đích, cũng như cách thu nhập hội viên. Sau đó, năm 2006, ứng cử viên Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đưa ra một đề nghị hạn chế hơn và tập trung vào chính sách đối ngoại dựa trên giá trị và mối quan hệ chặt chẽ hơn với Úc và Ấn Độ. Sau khi Abe đắc cử, Ngoại trưởng Taro Aso của ông đã nhắc lại lời kêu gọi này trong một bài diễn văn về chính sách đối ngoại của chính phủ mới.
Vài tháng sau đó đã có một loạt những hoạt động. Tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thăm Nhật Bản. Trong một tuyên bố chung, ông và Abe đã ghi nhận "sự hữu ích của việc đối thoại giữa Ấn Độ, Nhật Bản và các nước có cùng quan điểm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương." Sau đó, các báo cáo cho thấy Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, tuy có sự do dự của một số nhân viên trong chính phủ Bush, đã ủng hộ ý tưởng về một nhóm bốn bên bao gồm Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Độ - bên cạnh cuộc đối thoại chiến lược ba bên bắt đầu vào năm 2002. Ông đã thảo luận với Thủ tướng John Howard khi tới thăm Úc vào tháng 2 năm 2007. Khi ông Howard tới Tokyo một tháng sau đó, ông và Abe nhấn mạnh về sự quan trọng của bốn quốc gia. Vài ngày sau đó, Ngoại trưởng Ấn Độ đến thăm Nhật Bản, và vào tháng 4, Ngoại Trưởng Nhật, Aso, cùng với Thủ Tướng Abe tới Washington.
Sau đó, vào tháng 5, có cuộc họp thăm dò đầu tiên của bốn bên, và chỉ một lần duy nhất này mà thôi. Nước Úc sau đó đã mô tả cuộc họp đó như một "cuộc họp không chính thức ... để xem xét các vấn đề cùng quan tâm" (như cứu trợ thiên tai) liên hệ giữa các quốc gia để chia sẻ một số giá trị và hợp tác ngày càng tăng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương". Cuộc họp không có nghị trình chính thức, và không ấn định cho cuộc họp tiếp theo. Tuy nhiên, có một hy vọng rằng các quốc gia sẽ gặp lại nhau.
Cuộc họp có thể đã được thử nghiệm, nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng nên có nhiều hơn nữa. Các thành viên của quốc hội Úc đã hỏi liệu đó có phải là một thỏa thuận an ninh, một liên minh, hoặc mở rộng Đối Thoại Chiến Lược Ba Bên (Trilateral Strategic Dialogue). Các nhà lập pháp Ấn Độ thì muốn biết thêm chi tiết về "cuộc đối thoại bốn bên" này. Những người ủng hộ và chỉ trích thì cho rằng đây là một "NATO Châu Á" để kềm chế Trung Cộng.
Phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh phản ảnh ý nghĩa quan trọng của bốn bên, và trên thực tế đã làm tăng sự chú ý về nhóm Tứ Cường. Ngay cả trước cuộc họp, Trung Cộng đã chính thức phản đối, hỏi các quốc gia tham dự về mục tiêu của nhóm. Theo báo Hindustan Times, Chủ Tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) đã đưa câu hỏi với Thủ Tướng Ấn Độ, Singh, vào tháng 6 năm 2007, và thủ tướng Ấn Độ nói rằng nhóm này không "họp nhau lại để chốngTrung Cộng" mà chỉ đơn giản là gặp gỡ để "trao đổi quan điểm về phát triển từ những kinh nghiệm của các quốc gia dân chủ." Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Độ và các viên chức khác khẳng định rằng nhóm Tứ Cường không có mục đích ngăn chặn hoặc thành lập một liên minh, mà là trao đổi quan điểm đối với sự cân bằng về chính sách đối ngoại ".
Hiệu lực của nhóm Tứ Cường vẫn còn khi ông Abe viếng thăm Ấn Độ hồi tháng Tám (2007), tuy ông đã không nhắc đến nó một cách rõ ràng, nhưng nói với quốc hội Ấn Độ rằng, "Hợp lưu của hai đại dương đang bắt đầu." Ông nói về một "Châu Á rộng lớn hơn" sẽ kết hợp được cả Úc và Hoa Kỳ. Tứ Cường đã được đề cập nhiều hơn ở Hoa Kỳ vào mùa thu 2007, khi ứng cử viên tổng thống, ông John McCain, cho biết ông sẽ làm nhóm Tứ Cường "trở thành một tổ chức có hệ thống (institutionalize)" nếu được bầu.
Đáng kể hơn là vào tháng Chín, cuộc tập trận trên biển (cộng với Singapore) đã diễn ra. Đây là một phiên bản mở rộng của cuộc tập trận hàng năm của Hoa Kỳ-Ấn Độ có tên là Malabar (1). Trong năm 2007, hai cuộc tập trận Malabar đã được thực hiện: một kế hoạch song phương vào tháng 4 ngoài khơi Okinawa, lần đầu tiên có Nhật Bản tham dự (Trilateralex), và một cuộc tập trận đa phương ở Vịnh Bengal vào tháng Chín. "Malabar 07-01" lần đầu tiên được tổ chức ở Thái Bình Dương và "Malabar 07-02" lần đầu tiên được tổ chức ngoài khơi bờ biển phía Đông Ấn Độ. Hai cuộc tập trận mở rộng này là hình ảnh cuối cùng có thể nhìn thấy của nhóm Tứ Cường.
Nhóm "Tứ Cường 1.0" này đã kết thúc một cách thầm lặng. Dấu hiệu do dự đã được công khai rõ ràng vào đầu tháng 7 năm 2007 khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc, ông Brendan Nelson, thăm Trung Cộng. Nelson tuyên bố rằng ông đã "trấn an Trung Cộng rằng cái gọi là đối thoại tứ phương với Ấn Độ không phải là điều mà chúng tôi đang theo đuổi." Sau đó, tại Ấn Độ, ông nhắc lại rằng Úc "không muốn làm bất cứ điều gì không cần thiết làm phiền bất cứ nước nào khác". Nelson đã cho thấy rõ rằng Úc có quan tâm đến sự tham gia Tứ Cường, nhưng chỉ về vấn đề gìn giữ hòa bình và kinh tế mà thôi. Hơn nữa, Canberra không muốn sao lãng hoặc trùng lập các thỏa thuận ba bên hoặc đa phương hiện có.
Ngoài mối lo ngại về Trung Cộng, quá trình dân chủ cũng giúp chấm dứt việc thành lập nhóm các quốc gia dân chủ này. Người tài xế chính của nhóm - ông Abe - đã từ chức vào tháng Chín năm 2007. Tại Ấn Độ, Thủ Tướng Singh đã phải vật lộn với những cuộc biểu tình chống lại các cuộc tập trận trên biển, đặc biệt là từ các đảng cộng sản nội địa, được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Các thành viên của nhóm cũng phản đối thỏa thuận hạt nhân của Hoa Kỳ-Ấn Độ, ưu tiên cao hơn cho cả hai nước. Hơn nữa, Ấn Độ đặc biệt nhạy cảm với phản ứng của Trung Cộng vào thời điểm đó với mong muốn của họ được đứng chung vào nhóm các Quốc Gia Cung Cấp Nhiên Liệu Hạt Nhân (Nuclear Suppliers’ Group). Sau đó, vào tháng 11, nhà phản đối nhóm bốn bên, Kevin Rudd, đã trở thành thủ tướng của Úc. Các viên chức Mỹ, về phần mình, chưa bao giờ quan tâm đến sáng kiến này vì những mối quan tâm liên quan đến Trung Cộng và những ảnh hưởng tiềm tàng đối với đối thoại chiến lược ba bên (Trilateral Strategic Dialogue). Vào tháng 12, một câu trả lời của chính phủ Hoa Kỳ cấp cao về một vấn đề về Tứ Cường đã phản ánh sự thiếu nhiệt tình: "Chúng tôi ưu tiên nhấn mạnh vào cuộc đối thoại ba bên giữa ba nước đồng minh".
Vào tháng 1 năm 2008, trước chuyến thăm Trung Cộng, ông Singh lưu ý rằng sáng kiến này "không thực sự diễn tiến". Khái niệm này chỉ thoi thóp thở trước khi Úc chính thức giết nó, mà không có sự xem xét nội bộ đáng kể với những báo cáo đơn phương. Tại một cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm Trung Cộng của ông hồi tháng 2, Ngoại trưởng Stephen Smith đã khẳng định cuộc họp tháng năm đã diễn ra "một lần nữa" và "Úc sẽ không đề nghị một cuộc đối thoại mang tính chất như vậy" trong tương lai.
Cần Hay Không Cần Tứ Cường
Trong vài tháng qua, ý tưởng về Tứ Cường đã trở lại với các quốc gia thành viên cũ và trong các trang ý kiến của báo chí. Vào mùa xuân, các báo cáo cho thấy Lực Lượng Quốc Phòng Úc đã xin tham gia với tư cách là một quan sát viên trong cuộc tập trận Malabar dự kiến vào tháng Bảy năm 2016. Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến cam kết bốn bên. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng.
Delhi đã do dự về việc khôi phục quan hệ bốn bên (quadrilateral) - ngoại giao hay hàng hải - vì một số lý do. Những lo ngại về phản ứng của Trung Cộng là một lý do. Một yếu tố thứ hai và quan trọng, là đã có những nghi ngờ về cách tiếp cận của các đối tác khác đối với Trung Cộng, đặc biệt là của Úc. Với mối quan hệ gần gũi Trung-Úc, các viên chức Ấn Độ đã bày tỏ sự không chắc chắn về sự rõ ràng trong "chiến lược" của Canberra đối với Bắc Kinh.
Thứ ba, có nghi ngờ về ích lợi của bốn bên vì Ấn Độ đã có quan hệ ba bên với Nhật Bản và Mỹ. Delhi đã bác bỏ đề nghị quan hệ ba bên Úc-Ấn Độ-Hoa Kỳ trong năm 2011 - theo đề nghị của Bộ Trưởng Ngoại Giao Rudd. Thứ tư, đã có một cảm giác rằng quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản-Hoa Kỳ đang có nhiều tiến bộ và mối quan hệ song phương Úc - Ấn Độ cần thời gian và nhiều dữ kiện để tìm hiểu và thông qua.
Khả năng tiếp nhận của Delhi đối với quan niệm Tứ Cường đã được xem như là một bài kiểm tra về mức độ nghiêm trọng của họ trong việc đối phó với Canberra, Tokyo, và Washington - và Bắc Kinh. Nhưng trong khi ý tưởng đã bị đóng băng băng, đứng trước tăm tối của sự trỗi dậy của Trung Cộng, mối quan hệ của Ấn Độ với cả ba nước đã trở nên sâu đậm hơn. Hiện nay vẫn có những cơ chế hợp tác khác, bao gồm cả Ấn Độ-Hoa Kỳ trong việc đối thoại về vấn đề Châu Á (2010), Ấn Độ-Nhật Bản-Hoa Kỳ (năm 2011) hiện nay ở cấp Bộ Trưởng (2015), ba bên Úc-Ấn Độ-Nhật Bản (2015), và việc bao gồm Nhật Bản vào Malabar (2017). Trên thực tế, tuy rằng Ấn Độ ngoại trừ Úc trong các cuộc tập trận Malabar, nhưng mức độ hợp tác quốc phòng Úc - Ấn đã thực sự tiến triển trong vài năm gần đây. Một cuộc tập trận hải quân Ausindex diễn ra vào năm 2015 và một cuộc tập trận của lực lượng đặc biệt (special forces exercise) vào năm 2016. Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull, vào tháng 4, hai nước đã công bố sẽ có cuộc tập trận Ausindex thứ hai, một cuộc tập trận của lực lượng đặc biệt và bắt đầu một cuộc tập trận của bộ bộ binh (army exercise). Điều quan trọng là hai nước đã đồng ý bắt đầu cuộc đối thoại 2 + 2 ở cấp bực quốc phòng và ngoại giao. Ấn Độ chỉ có những cuộc đối thoại như vậy với Nhật Bản (cùng cấp) và bây giờ với Hoa Kỳ sẽ được tổ chức ở cấp Bộ Trưởng.
Trong khi Ấn Độ thường được mô tả như là quốc gia không muốn mở rộng tầm tay - và gần đây họ cũng là một trong những điểm nổi bật nhất - cũng có những phản đối từ các quốc gia khác. Tác động tiềm tàng đối với quan hệ Trung-Úc vẫn tiếp tục làm cho một số dân chúng Úc lo lắng. Phản ứng của Bắc Kinh cũng gây lo ngại cho một số dân chúng Mỹ, dành ưu tiên cho một quan hệ ba bên (Mỹ-Nhật-Ấn Độ).
Bắt Đầu Hợp Tác Trở Lại ("Tứ Cường 2.0")
Tuy nhiên, các chính phủ gần đây đã nghĩ đến, như một viên chức chính phủ Úc đã đưa ra, "hợp lại với nhau". Trong một bài phát biểu vào ngày 18 tháng 10 năn 2017, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tillerson, đã bình luận rằng "có chỗ để mời những người khác, kể cả Úc" tham dự chung với Hoa Kỳ -Ấn Độ- Nhật Bản. Một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hình dung một "neo đậu" bốn phía ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Vào ngày 25 tháng 10, Kano xác nhận rằng Nhật Bản sẽ chính thức đề nghị một cuộc hồi sinh cho Tứ Cường, trước đây ông đã thảo luận với các đối tác Mỹ và Úc. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ sau đó đã khẳng định sự cởi mở của mình để làm việc với "các quốc gia cùng chung ý tưởng", Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc, Julie Bishop, cũng lên tiếng đồng ý.
Quan niệm và mục đích của Tứ Cường là bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) chứ không phải chỉ để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.Trong hai tuần vừa qua, các báo cáo cho thấy các viên chức từ bốn quốc gia sẽ gặp nhau tại Manila trong một phiên họp do Nhật Bản chủ tọa. Các chính phủ đã nhấn mạnh về bản chất của cuộc họp có tính cách tìm hiểu này, một viên chức Ấn Độ đã nói "để xem cách thức hoạt động ra sao." Và, vào ngày 12 tháng Mười Một, họ xác nhận các viên chức đã gặp nhau để thảo luận về quan niệm của Tứ Cường với mục đích bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Các bài diễn văn khác nhau về sự nhấn mạnh - ví dụ như Ấn Độ, đề cập đến bản chất tổng thể của khu vực, Hoa Kỳ với bản chất dân chủ của các quốc gia liên hệ - nhưng tất cả đều nhấn mạnh về giá trị của ý tưởng đã được chia sẻ hoặc đồng ý.
Những gì đã thay đổi? Trước tiên, câu trả lời cho câu hỏi Bob Zoellick đã hỏi năm 2005: "Trung Cộng sẽ dùng ảnh hưởng của họ như thế nào?" Hiện nay có rất ít người chấp nhận câu trả lời của cựu Thủ tướng Úc Paul Keating năm 2007 rằng Trung Cộng sẽ là một cường quốc "đáng ngại". Hành vi của Bắc Kinh kể từ năm 2008, về việc tranh chấp lãnh thổ và biển (Biển Đông), các điều khoản và tác động chiến lược của Một Vành Đai, Một Con Đường (One Belt, One Road), sự thiếu công bằng trong quan hệ kinh tế là những mối quan tâm. Có một cảm giác rằng Bắc Kinh muốn có sự bảo đảm về các quốc gia khác phải tôn trọng những vấn đề nhạy cảm và khát vọng của họ nhưng họ thì vẫn không làm lại như thế với những quốc gia khác. Và các mối quan hệ kinh tế với Trung Cộng mà một số người mong đợi sẽ làm giảm bớt những khó khăn thì không bao giờ có.
Nếu Bắc Kinh đang tự hỏi tại sao nhiều quốc gia cảm thấy có một sự quan trọng và cần thiết của một Tứ Cường, thì họ chỉ cần nhìn vào tấm gương soi mặt.Thứ hai, và liên quan, các vấn đề cụ thể ở các quốc gia thành viên Tứ Cường đã làm tăng mối nghi ngờ về mối quan hệ của họ với Trung Cộng, cũng như cam kết của TC đối với trật tự dựa trên luật lệ. Để phác thảo một số: Tại Úc, có vấn đề ảnh hưởng của Trung Cộng trong chính trị và trường đại học. Đối với Ấn Độ, tại biên giới, ảnh hưởng của Một Vành Đai, Một Con Đường và Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan (China-Pakistan Economic Corridor), Trung Cộng ngăn chặn việc gia nhập thành viên của các nhà cung cấp nguyên liệu/vũ khí hạt nhân. Đối với Nhật Bản, có tranh chấp về đảo Senkakus và việc nhắm mục tiêu làm khó khăn các công ty Nhật Bản. Tại Hoa Kỳ, có gián điệp kinh tế, được cho là tài trợ bởi chính phủ Trung Cộng. Nếu Bắc Kinh đang tự hỏi tại sao nhiều quốc gia cảm thấy có một sự quan trọng và cần thiết của một Tứ Cường, thì họ chỉ cần nhìn vào tấm gương soi mặt.
Thứ ba, các nhà lãnh đạo và thành viên của Tứ Cường có sự hợp tác tiên tiến hơn so với năm 2007. Có nhiều cam kết về mức độ làm việc trong chính sách đối ngoại, an ninh và các lĩnh vực quân sự. Thứ tư, Ấn Độ chủ động hơn ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, và Nhật Bản trong khu vực Ấn Độ Dương. Do đó, họ được tham dự và thấu hiểu trực tiếp về quan niệm chiến lược của Mỹ và Úc về các lĩnh vực này. Cuối cùng, các cuộc thảo luận mới nhất về một Tứ Cường được ấn định khác với lần trước. Năm 2007, Canberra, Tokyo và Washington đã mời Delhi tham gia thảo luận. Bây giờ, thì là Úc được mời tham gia với ba quốc gia kia (Mỹ- Ấn-Nhật). Sự lặp lại năm 2007 là một trường hợp khó xử với một quốc gia không đồng minh tham gia vào một cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và các đồng minh của họ; cách điều hành hiện tại có thể chứng minh là khả thi hơn, các quốc gia đồng minh (Mỹ-Nhật-Ấn) mời một quốc gia không đồng minh (Úc) tham dự.
Tuy nhiên, cũng rất quan trọng để ghi nhớ lại những gì không thay đổi, điều này có thể giúp xác định xem cuộc tái hợp sẽ thành công hay thất bại. Mối quan hệ với Trung Cộng đã gây ra sự thận trọng vẫn còn. Hơn nữa, mỗi quốc gia có một mối quan hệ đặc biệt với Trung Cộng, về mức độ hội nhập hoặc sự tham gia trực tiếp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Những khác biệt giữa các đối tác trong Tứ Cường sẽ là những mối quan ngại về độ tin cậy với quốc gia khác cũng như sự không chắc chắn về cách tiếp cận của họ đối với khu vực và Trung Cộng. Trong trường hợp của Úc, có những lo ngại về các cuộc kêu gọi tiếp tục duy trì quan hệ với Trung Cộng. Thận trọng về sự tin cậy vào Ấn Độ xuất phát từ sự nhấn mạnh vào tính tự chủ chiến lược và sự lưỡng lự kéo dài trong vấn đề hợp tác với Hoa Kỳ và các đồng minh. Những lo ngại về việc thúc đẩy mạnh mẽ của Nhật có thể bắt nguồn từ câu hỏi liệu chính phủ của họ có thể vượt qua được sự ủng hộ của công chúng về chính sách hòa bình. Và đối với Hoa Kỳ, những nước khác không chắc về cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với khu vực, và vẫn quan ngại về một tiềm năng Trung Cộng-Hoa Kỳ, G-2. Sau cùng, vẫn có sự khác biệt trong chính phủ của các quốc gia thành viên về giá trị của Tứ Cường.
Hành Động Nhịp Nhàng, Đồng Điệu
Với thời cuộc hiện nay, không có gì bảo đảm rằng "Tứ Cường 2.0" mới phục hồi sẽ thành công. Nhưng nó có nhiều khả năng sẽ mang lại kết quả nếu các quốc gia thành viễn vẫn còn nhớ về lịch sử cũng như bài học của nó, "Tứ Cường 1.0".
Thứ nhất, sự hồi sinh của Tứ Cường không phải là việc gửi một tín hiệu, một mục đích mà là làm việc với nhau mới chính là điều đáng chú ý. Tứ Cường sẽ bền vững hơn nếu các viên chức và quan sát viên không xem việc tái hợp là điều quan trọng nhất. Không hẳn rằng Trung Cộng đã tạo ra môi trường để khiến bốn chính phủ tái lập lại Tứ Cường, nhưng những người ủng hộ sẽ làm tổn hại nó bằng cách nói về khối này như một khối hoặc một liên minh, được đặc biệt lập nên để chống Trung Cộng. Trong quá khứ, điều này đã gây phản ứng dữ dội dẫn đến sự sụp đổ của Tứ Cường.
Thứ hai, các chính phủ của Tứ Cường sẽ phải tìm cách để cân bằng sự cần thiết cho tính minh bạch đối với những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn của những điều đã thấy, đã xảy ra. Ấn định rõ ràng các quan điểm đối nội và đối ngoại của Tứ Cường là điều rất quan trọng. Việc thiếu thông tin lần trước, bắt nguồn từ sự nhạy cảm của ý kiến, tạo ra một khoảng cách khiến quốc gia khác có thể xen vào để gây mâu thuẫn. Tạo sự hiểu biết tốt hơn về mục đích của Tứ Cường để có thể giúp giải quyết dễ dàng các vấn đề nhạy cảm, giải quyết các ý muốn và để cho các thành viên có đủ thời gian phát triển và hành động trong chương trình nghị sự. Nó cũng sẽ hữu ích cho mỗi chính phủ để đạt được sự hỗ trợ trong nước cho các ý kiến không lệ thuộc vào đảng phái chính trị (non-partisan).
Thứ ba, trong khi có những lợi ích cho sự tham gia của họ, một Tứ Cường chỉ có thể thành công nếu nó phục vụ một mục đích xác thực hơn. Như một cựu cố vấn an ninh quốc gia của Úc đã đưa ra, Tứ Cường phải được "điều khiển bởi thực hành chứ không phải là hình thức". Không giống như lần trước, khi nó được điều khiển chủ yếu bởi một quốc gia (Nhật Bản), nhóm cần phải là một doanh nghiệp tập thể với giá trị gia tăng cho mỗi quốc gia tham dự. Có một số chương trình nghị sự có thể có. Một là, Tứ Cường có thể là một nền tảng hữu ích để chia sẻ sự đánh giá về năng lực, các ý định và hành động của Trung Cộng cũng như cách đối phó với họ. Hai là an ninh hàng hải, với sự hợp tác hiện tại giữa các quốc gia và nhu cầu đảm bảo tự do hàng hải, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai, an ninh năng lượng và xây dựng năng lực khu vực. Kết nối khu vực là một chủ đề được quan tâm chung, bao gồm cả việc phát triển các giải pháp minh bạch và bền vững hơn so với những gì được nêu ra bởi chiến lược Một Vành Đai, Một Con Đường của TC. An ninh mạng đã là chủ đề của các cuộc thảo luận song phương giữa các quốc gia và có thể được hưởng lợi từ một cuộc thảo luận rộng rãi hơn. Khủng bố cũng là một điều đáng để ý. Bốn chính phủ có thể thảo luận các vấn đề khu vực và hợp tác ở những nơi mà các quốc gia có lợi ích chung và đang hoạt động, như Afghanistan hay Đông Nam Á. Nó có thể là một chủ đề nhạy cảm, nhưng khác là tính dễ bị tổn thương về chính trị và kinh tế của hệ thống dân chủ cởi mở và làm thế nào để tăng khả năng phục hồi, ví dụ như thông qua các thể thức kiểm tra đầu tư hiệu quả hơn.
Thứ tư, để đảm bảo lợi ích bền vững giữa những tranh chấp về ưu tiên, các thành viên của Tứ Cường nên thể hiện từ mỗi cuộc họp với các tiết mục hành động và chương trình theo dõi, hoặc ít nhất - không giống như lần trước - một thỏa thuận về thời điểm của cuộc hội họp tiếp theo.
Cuối cùng, lần này các quốc gia sẽ cần phải lường trước và chuẩn bị thật nhanh cho những phản ứng của Trung Cộng. Người phát ngôn của bộ ngoại giao Ấn Độ đã ám chỉ gần đây, Bắc Kinh cũng tham gia vào các nhóm quốc gia ngoài Tứ Cường có ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Và mỗi quốc gia sẽ cần phải chống lại sự thôi thúc trong việc "rút lui" để làm vừa lòng Trung Cộng - điều mà, đáng lý ra, họ phải tiếp tục tham gia để chống lại sự thống trị về kinh tế và quân sự của Trung Cộng.
Các quốc gia trong Tứ Cường không phải là một viên đạn bạc (2). Nó cũng không phải là một nền tảng không thể thiếu. Nhưng nó có thể phát triển thành một ý nghĩa quan trọng đối với bốn quốc gia muốn bảo đảm một trật tự dựa trên luật pháp để chiếm ưu thế trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chứ không phải là một hệ thống cưỡng chế bởi sức mạnh. như Trung Cộng đang thực hiện. Nhóm Tứ Cường cũng có thể giúp làm giảm bớt mối quan tâm về tin cậy giữa các thành viên bằng cách xây dựng niềm tin và các thói quen hợp tác. Điều này không - và không nên - có nghĩa là vứt bỏ các cơ chế hợp tác khác hoặc cam kết với các quốc gia khác, nhưng nó có thể trở thành một phương thức quan trọng để chia sẻ gánh nặng của một Châu Á đang ngày càng phát triển.
Tanvi Madan là giám đốc của Dự án Ấn Độ và là thành viên của Dự án về Trật tự Quốc tế và Chiến lược trong Chương trình Chính sách Đối ngoại tại Viện Nghiên Cứu Brookings.
Chú thích:
(1) Malabar (Naval Exercise)
https://en.wikipedia.org/wiki/Malabar_(Naval_Exercise)
(2) Viên đạn bạc (Silver bulet) là một thành ngữ của Mỹ có nghĩa là viên đạn dùng để giết ma, quỷ. Tự điển đinh nghĩa: là một vũ khí huyền bí có thể dùng để giải quyết những gì khó khăn nhất từ xưa đến nay.
Post a Comment