Tại Sao Chuyến Công Du Châu Á Của Trump Lại Được Xem Là Thành Công?
Khác với tất cả những thông tin và bài viết của giới truyền thông dòng chính của Mỹ, Tổng Thống Donald Trump đã hoàn thành được ba mục tiêu chính của ông trong chuyến công du Châu Á dài 9 ngày, bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 11 năm 2017 vừa qua.
Theo giới truyền thông dòng chính của Mỹ thì câu hỏi "Chuyến công du Châu Á của Tổng thống Donald Trump có thành công hay không?" thì câu trả lời, không làm ai ngạc nhiên, là "Không".
Báo Bloomberg cho biết chuyến đi của ông Trump "thiếu những bước đột phá (lacked breakthroughs)". Tờ Washington Post thì cho rằng chuyến đi của ông "khó có thể xem là thành công như ông nói". Trong một bài phê bình mang nặng tính chất công kích và thiên vị, Thomas Friedman của The New York Times cho biết là ông Trump đã bị Trung Cộng lừa gạt và "Trung Cộng có thể bán cho Trump chiếc cầu Brooklyn Bridge." Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Barack Obama, đã gay gắt với ông Trump vì đã "làm cho Trung Cộng vĩ đại trở lại." Trên tờ The Week, Harry J. Kazianis, không dựa vào thực tế, với một giọng điệu đầy gian xảo, đã khẳng định rằng chuyến đi châu Á của Trump là "thảm khốc".
Tổng Thống Donald Trump nói chuyến đi Châu Á này "được xác định bởi ba mục đích chính":
- Thúc đẩy mạnh mẽ vào việc tự do thương mại và đối ứng (free and reciprocal trade);
- Tăng cường liên minh và hợp tác kinh tế của Mỹ; và
- Kêu gọi thế giới chống lại mối đe doạ bởi vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Buôn Bán (Thương Mại)
Một trong những mục đích chính của cuộc công du Châu Á là để thúc đẩy triết lý thương mại của ông Trump. Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, ông Trump đã đưa ra tầm nhìn của mình về một trật tự quốc tế mới cho thương mại dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Mối quan hệ thương mại phải "công bằng và đối ứng (fair and reciprocal)". Trong một khoảng thời gian quá lâu, Hoa Kỳ đã trở thành nơi để cho hàng nhập khẩu rẻ tiền của nước ngoài tràn ngập và phá giá thị trường nội địa. Nước Mỹ đã mở cửa thị trường của mình cho các đối tác thương mại, nhưng khi các doanh nghiệp Mỹ cố gắng xâm nhập vào thị trường của họ, thì lại bị họ đánh thuế cao, cùng với các rào cản phi thương mại và các quy luật không hợp lý. Ông Trump là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong ba thập kỷ đã quyết định tìm cách chống lại những điều đó.
Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ ưu tiên tìm kiếm các thỏa thuận thương mại song phương, ít có khả năng vi phạm chủ quyền của Mỹ, đồng thời đưa ra nhiều phương thức để thi hành và kiểm soát. Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hiện nay là một mớ hỗn độn khổng lồ. Phương thức giải quyết tranh chấp là một trò đùa: Người ta có thể thắng trong một phán quyết, nhưng cuối cùng, trên thực tế, vẫn thua.
Cuối cùng, ông Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục tha thứ cho những hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và xâm lược kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Mặc dù chúng ta đều biết rằng gián điệp kinh tế là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ, tuy nhiên rất khó để định lượng trị giá của sự thiệt hại. Các nguồn tin khác nhau đã đưa ra ước tính trị giá của sự tổn thất nằm trong khoảng 445 tỷ USD cho đến hàng nghìn tỷ USD.
Nếu chính phủ của ông Trump tiếp tục theo đuổi những đề nghị đã đưa ra, thì các quốc gia đối tác thương mại muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ phải mua một lượng hàng hóa tương đương với đồng đô la Mỹ, dẫn đến việc cân bằng thương mại, nếu không muốn nói là loại bỏ hoàn toàn sự thâm hụt thương mại. Bỏ qua WTO, Hoa Kỳ sẽ không bị ràng buộc bởi các quy tắc Byzantine (Quy Luật Đàm Phán Thương Mại) của nó. Bởi vì TC có thể phá hoại bất cứ điều họ muốn dựa trên các quy luật đó. Hơn nữa, nếu nước Mỹ có thể ngăn TC không ăn cắp công nghệ và bí mật thương mại thì vị trí lãnh đạo của Mỹ trong ngành R & D (Research & Development - Nghiên Cứu và Phát Triển) công nghiệp sẽ được gia tăng.
Mô hình thương mại mới của ông Trump chắc chắn không phải là âm nhạc (âm thanh êm dịu) đối với nhà cầm quyền của TC, nhưng giống như một "âm thanh thu hút khổng lồ", như cựu ứng cử viên tổng thống Ross Perot mô tả âm thanh của các việc làm đang rời Hoa Kỳ do thỏa thuận thương mại NAFTA. Chính sách thương mại của ông Trump sẽ không làm cho TC mạnh trở lại. Ngược lại, nó sẽ làm cho chế độ cộng sản rất lo lắng. Chúng ta hãy chờ xem Bắc Kinh sẽ làm gì để chống lại hoặc ngăn cản chương trình thương mại của ông Trump.
Bảo Đảm Đồng Minh Của Hoa Kỳ
Kể từ khi kết thúc Thế Chiến II, Mỹ đã phản đối việc bành trướng của cộng sản ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, họ đã duy trì được hòa bình trong khu vực. Theo Nick Bisley, giáo sư tại Đại học La Trobe, Úc, thì Hoa Kỳ có những lợi ích kinh tế to lớn và có một sự hiện diện quân sự rất đông đảo ở khu vực này, nhưng họ không tìm kiếm sự mở rộng lãnh thổ hoặc sự thống trị, và là một quyền lực "ít ngờ vực nhất" đối với các chính phủ Châu Á.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của TC cùng với sự gia tăng quân sự to lớn đã làm báo động cho nhiều nước láng giềng Châu Á. Trong khi đó, ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á đã bị suy giảm. Hơn nữa, các đồng minh Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ cảm thấy họ bị bỏ quên trong khi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế và an ninh trong và ngoài nước.
Ông Trump đã đi đến châu Á để tăng cường liên minh và hợp tác kinh tế của Mỹ. Việc làm đầu tiên của ông là quảng bá cho một từ ngữ mới "Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific)", thay vì "Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific)" như đã thường được biết đến. Ấn Độ, một cường quốc đang vươn lên, được đóng một vai trò nổi bật trong khu vực. Một nhân vật cao cấp trong chính phủ của ông Trump đã nói với Politico rằng đã có một "nỗ lực phối hợp" để khẳng định quan hệ Mỹ-Ấn để chống lại ảnh hưởng của TC, là một trong những mục tiêu chính.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một người ủng hộ nhiệt liệt và chấp nhận sớm khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương". Vào đầu năm 2012, ông Abe đã kêu gọi liên minh giữa Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Úc, được gọi là "Viên kim cương bảo vệ dân chủ của Châu Á (Asia’s democratic security diamond)". Ông Trump đã dùng một từ ngữ mới, cộng với sự cởi mở của Úc đối với liên minh, cho thấy quan điểm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" rất gần để trở thành hiện thực.
Ông Trump đã đồng ý tăng cường hợp tác hải quân với Việt Nam và tăng cường quan hệ với Philippines trong chuyến đi của mình. Tại Manila, ông Trump cũng bảo đảm với các nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á rằng "không ai có quyền làm chủ đại dương (biển)", ngụ ý nói về các yêu sách lãnh thổ của TC ở Biển Đông.
Tất cả những điều trên đều là tin xấu đối với TC. Khi càng nhiều quốc gia Châu Á chọn tham gia liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương thì ít hơn sẽ rơi vào quỹ đạo của TC. Thế thì làm sao có thể khiến cho TC trở nên vĩ đại được?
Mối Đe Dọa Bởi Vũ Khí Hạt Nhân Của Bắc Hàn
Mục tiêu sau cùng của chuyến đi Châu Á của ông Trump là đoàn kết thế giới chống lại mối đe dọa bởi vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Nhật Bản và Nam Hàn đã tuyên bố các lệnh trừng phạt bổ sung đối với các doanh nghiệp và cá nhân của Bắc Hàn sau chuyến thăm của ông Trump. Cả hai nước đều đồng ý chia sẻ chi phí quốc phòng với Hoa Kỳ và tăng cường chi tiêu cho quân đội của họ.
Chủ tịch của đảng cộng sản TC, Tập Cận Bình, hứa sẽ thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc (U.N. Security Council) về Bắc Hàn. Ông Trump đã bác bỏ lời kêu gọi của TC yêu cầu Hoa Kỳ ngưng các cuộc tập trận chung với Nam Hàn để đổi lấy chế độ Kim Jong Un ngưng chương trình hạt nhân của nước này.
Ngay cả Việt Nam, theo lịch sử là một đồng minh cộng sản của Bắc Hàn, đã đồng ý thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại quốc gia tự cô lập này.
Một ngày sau khi ông Trump kết thúc chuyến đi Châu Á của mình, TC đã tuyên bố vào ngày 15 tháng 11 rằng họ sẽ phái một phái đoàn đặc biệt tới Bắc Hàn vào ngày 17 tháng 11. Tuy nhiên thông báo này cũng quá vắn tắt và khó hiểu, như thường lệ. Bởi vì không có chương trình nghị sự hay chi tiết cuộc họp được tiết lộ. Nhưng các nhà phân tích tin rằng đây là một dấu hiệu cho thấy áp lực của ông Trump đối với TC đang có hiệu quả.
Robert Kelly, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Quốc gia Pusan, nói với báo Los Angeles Times: "Thời điểm về lời tuyên bố của TC đã cho thấy một cách mạnh mẽ rằng đây là kết quả của chuyến đi về Châu Á của ông Trump".
Các phái viên của TC cuối cùng có thể trở thành vô ích. Chúng ta không thể biết liệu vấn đề phi hạt nhân có được đưa ra hay không? Ngay cả khi nó được thảo luận, cũng không có gì bảo đảm rằng Kim sẽ từ bỏ khả năng của hắn. Gọi rằng dây là thành công của ông Trump về vấn đề Bắc Hàn thì quá sớm. Thế nhưng gọi nó là một "thất bại" hoặc "thảm khốc" thì quả là sai bét, nếu không muốn nói là buồn cười.
Giới truyền thông dòng chính đã điên cuồng và giận dữ đã miêu tả ông Trump như là một nhân vật "tệ hơn Neville Chamberlain (1)" trước và sau chuyến đi Châu Á của ông, không có gì có thể qua mặt được dòng chữ quái đản, vô trách nhiệm, của một người viết trên tạp chí lá cải dành cho đàn ông, Esquire (2): "Có người thực sự tin rằng chuyến đi Châu Á của ông Trump có thể đã khiến cho tất cả chúng ta bị giết. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều sống khi ông trở lại."
Thế giới đã không kết thúc. Tất cả chúng ta đều còn sống. Sự lo lắng của các cây viết của Esquire cho thấy một điều: "Có những người có nỗi lo sợ cực đoan và phi lý về bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ mà ông Trump làm. Tình trạng đó được gọi là gì? Đó là bệnh sợ-Trump, mà tiếng Mỹ gọi là Trump-phobia" (3).
Nguyên văn: "There are people who suffer from an irrational fear of anything and everything that Trump does. What is that condition called? Trump-phobia."
Chú thích:
(1) Neville Chamberlain
https://en.wikipedia.org/wiki/Neville_Chamberlain
(2) Esquire magazine -
https://en.wikipedia.org/wiki/Esquire_(magazine)
(3) Phobia: an extreme or irrational fear of or aversion to something.
Một sự sợ hãi cực đoan hoặc phi lý hoặc ác cảm với một thứ gì đó.
Post a Comment