Chuyến Công Du Đầu Tiên Của Tổng Thống Donald Trump Tại Á Châu
- Tăng cường quyết tâm quốc tế để phi hạt nhân hóa (denuclearize) Bắc Hàn,
- Khuyến khích một khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở, và
- Nâng cao sự thịnh vượng của Hoa Kỳ qua mậu dịch công bằng và hỗ tương (reciprocal).
1. Nhật Bản (Tokyo) : Từ ngày 5 đến 7 tháng 11. Tại đây, ông Trump gặp Thủ Tướng Shinzo Abe; hai vợ chồng Nhật Hoàng Akihito và Michiko; thân nhân của người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc; và quân nhân Mỹ và Nhật.
- Vấn đề cần bàn luận: Nhật vẫn tiến hành hiệp ước Trans Pacific Partnership (TPP) dù Hoa Kỳ đã rút lui. Dự kiến là ông Trump sẽ thúc đẩy để có được một hiệp ước tự do mậu dịch Mỹ-Nhật, cũng như sẽ thúc đẩy Nhật Bản mở cửa thị trường cho hàng hoá sản xuất ở Mỹ. Còn Abe thì có thể ông sẽ nhắm đến các hợp đồng của công nghệ cao với Mỹ. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ sát vai trong việc đối phó với Bắc Hàn, trong khi các hợp tác về quân sự và hạt nhân được đưa ra thảo luận.
2. Nam Hàn (Seoul): Từ ngày 7 đến 8 tháng 11. Ông Trump sẽ gặp Tổng Thống Moon Jae-in; nhân viên và binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Hàn; các thành viên của Quốc Hội Nam Hàn.
- Vấn đề cần bàn luận: Ông Moon đã bác bỏ hành động đơn phương của Hoa Kỳ ở Bắc Hàn và đã cố gắng đi đầu trong việc ngoại giao với Bình Nhưỡng. Tổng Thống Trump sẽ đặt vấn đề về việc gia tăng áp lực lên Bắc Hàn trong buổi nói chuyện trước Quốc Hội Nam Hàn. Việc bố trí hệ thống phòng thủ với hỏa tiễn THAAD và chi phí để lưu giữ 28,000 binh lính Mỹ ở Nam Hàn có thể sẽ xuất hiện trong các buổi họp. Ông Moon muốn Seoul giành lại quyền kiểm soát hoạt động chiến tranh của quân đội từ Hoa Kỳ. Về hiệp ước tự do mậu dịch của Hoa Kỳ-Nam Hàn, Trump đã chỉ trích nặng nề và cho đó là một "hợp đồng thảm hoạ" và những sửa đổi sẽ được thực hiện để giữ cho nó còn sống.
3. Trung Hoa (Bắc Kinh): Từ ngày 8 đến 10 tháng 11. Ông Trump sẽ gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình.
- Vấn đề cần bàn luận: Nỗ lực chung nhằm kềm chế Bắc Hàn và các hiệp ước mậu dịch là những đề tài dẫn đầu cho các vấn đề sẽ được thảo luận; Trung Hoa đã cam kết mở cửa thị trường của mình cho nhiều công ty nước ngoài, một vấn đề mà Trump đã nói về trước đó; nhưng Trump có thể sẽ đòi hỏi có một sự quân bình hơn trong mối quan hệ mậu dịch; một loạt các thỏa thuận thương mại cũng có thể sẽ được đồng ý.
4. Việt Nam (Đà Nẵng và Hà Nội): Từ ngày 10 đến 12 tháng 11. Ông Trump gặp các nhà lãnh đạo APEC, bao gồm Tổng Thống Nga Vladimir Putin, tại Đà Nẵng; Chủ Tịch Trần Đại Quang và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam tại Hà Nội.
- Vấn đề cần bàn luận: Đưa ra một tầm nhìn của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong một bài diễn văn tại cuộc họp của CEO của APEC; tự do mậu dịch sẽ nằm trong chương trình nghị sự của APEC, và có thể sẽ tiến gần hơn đến sự thỏa thuận về một TPP với 11 quốc gia; Việt Nam thất vọng vì Mỹ rút khỏi TPP nhưng quan hệ mậu dịch Mỹ-Việt đã phát triển nhanh chóng, dự kiến sẽ mở rộng thêm nữa; hợp tác an ninh cũng có thể sẽ được thảo luận.
Trong 10 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, các tuyên bố mâu thuẫn giữa ông Trump và các cố vấn đã làm cho những nhà lãnh đạo Châu Á cảm thấy bất ổn (uncertainty). Việc Hoa Kỳ chính thức rút lui ra khỏi Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), vốn từng được xem là một nền móng của chiến lược kinh tế Hoa Kỳ đang trỗi dậy tại Châu Á, đã khiến các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo kinh doanh trên khắp Thái Bình Dương lo ngại về tương lai của mậu dịch. Và thêm vào đó là những chức vụ quan trọng tại Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng liên quan đến Châu Á vẫn chưa được bổ nhiệm. Tất cả những điều này đã làm cho các thông điệp phát ra từ Washington càng thêm khó hiểu.
Theo Washington Post, chuyến công du 11 ngày bao gồm các cuộc họp tại năm quốc gia Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Hoa, Việt Nam và Philippines, sẽ thực hiện được bốn điều quan trọng:
1) Làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Á Châu
Chuyến đi của ông Trump có thể đem lại thêm ánh sáng để soi rọi thêm vào đường hướng về sự tham dự của Hoa Kỳ tại Châu Á.
Có thể nói là dự kiến "America First - Hoa Kỳ là trước nhất” của ông Trump đã khiến các quốc gia tại Châu Á bị ám ảnh với nỗi sợ hãi là điều đó có thể đưa đến việc Hoa Kỳ sẽ tách rời (disengagement) khỏi khu vực này.
Ngoại trừ trường hợp của TPP, vẫn chưa nẩy sinh ra những nỗi lo sợ nào khác về sự tách rời của Hoa Kỳ. Cho đến nay, Trump đã không đi chệch quá xa ra khỏi "trục Châu Á" của chính quyền trước đây của Obama, được đặt ra một phần là để trấn an các đồng minh về sự tiếp tục hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực này. Tòa Bạch Ốc đã công bố chuyến đi sắp tới của Trump sẽ chứng tỏ "sự tiếp tục cam kết với các đồng minh và sự cộng tác của Hoa Kỳ trong vùng."
Tại Á Châu nơi mà sự hiện diện và "gặp gỡ tận mặt (face time)" có giá trị rất lớn, thì cuộc thăm viếng nhiều quốc gia của Trump rất đáng kể. Tối thiểu thì điều đó cũng gửi ra một tín hiệu là chính quyền của ông vẫn còn quan tâm đến quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này. Cũng nên lưu ý là trước đó vào tháng 10, Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Jim Mattis cũng đã đến Châu Á, có tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và dừng chân ở Thái Lan, Nam Hàn và Philippines.
2) Củng cố các mối quan hệ của Hoa Kỳ với Châu Á
Chuyến công du Châu Á của Trump đến ngay vào lúc các vị lãnh đạo của Nhật Bản và Trung Hoa được tái đắc cử. Chiến thắng quyết định vào ngày 22 tháng 10 vừa qua của Thủ Tướng Nhật, Shinzo Abe, như đã trao cho ông ta một uy quyền (mandate) để mở rộng vai trò an ninh của Nhật Bản trong khu vực.
Hiện giờ với sự vắng mặt của Hoa Kỳ trong hiệp ước TPP thì Thủ Tướng Abe đã mặc nhiên được xem là người khoác chiếc áo TPP tiến về phía trước với 11 quốc gia đối tác còn lại. Thực vậy, một số quốc gia Châu Á xem Thủ Tướng Abe là "người trưởng thành trong phòng" khi nói về việc quản trị khu vực.
Về phần Trung Hoa, Đại hội Đảng lần thứ 19 của họ vào giữa tháng 10 đã củng cố sự lãnh đạo của Chủ Tịch Tập Cận Bình - và đã vén lên bức màn để cho thấy Trung Hoa muốn đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong khu vực và trên toàn cầu.
Họ Tập đã nói về một "sự cân bằng" mới ở Châu Á và công bố tầm nhìn dài hạn của Trung Hoa về "một nhà lãnh đạo toàn cầu tính theo quyền lực toàn diện của quốc gia và ảnh hưởng quốc tế." Lời tuyên bố của Tập đã tỏ rõ rằng Trung Hoa sẽ tìm kiếm cơ hội để lấp đầy bất kỳ khoảng trống quyền lực nào.
Trump được dự kiến là sẽ củng cố thêm mối quan hệ mật thiết của ông với cả Chủ Tịch Tập và Thủ Tướng Abe, và cũng mưu tìm việc tạo lập thêm những mối quan hệ sâu sắc hơn với các đồng minh Châu Á khác. Ông đã đón tiếp một số nhà lãnh đạo Châu Á trong năm đầu tiên tại chức, gần đây nhất là Thủ Tướng Lee Hsien Loong của Singapore. Trong tháng 6, Trump đã tiếp đãi vị Tổng Thống mới đắc cử của Nam Hàn, Moon Jae-in, tại Toà Bạch Ốc. Ông Trump không đi thăm vùng phi quân sự của Nam Hàn vào tuần tới như dự định, nhưng sẽ gặp ông Moon tại Seoul.
3) Tạo lập một sự đồng thuận mạnh mẽ hơn về mối đe dọa hạt nhân của Bắc Hàn
Cùng với Tổng Thống Moon của Nam Hàn, Chủ Tịch Tập của Trung Hoa, Thủ Tướng Abe của Nhật Bản, và các nhà lãnh đạo khác trong cuộc họp của ASEAN, ông Trump sẽ tìm kiếm các đồng minh và đối tác để "củng cố thêm quyết tâm của quốc tế để đối phó với mối đe dọa của Bắc Hàn" và để nhắm đến một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân.
Dù đã có thừa nhận sự hỗ trợ của Trung Hoa trong việc xiết chặt các biện pháp chế tài đối với Bắc Hàn nhưng ông Trump cũng tin rằng Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa để thuyết phục Bắc Hàn thực hiện nhiều bước khác để tiến đến việc bãi bỏ chương trình hạt nhân của họ. Trump có cơ hội để đem việc này ra trực tiếp nói chuyện với họ Tập trong chuyến công du này.
Ông Trump cũng sẽ thúc đẩy Tổng Thống Moon - người vẫn tiếp tục tìm kiếm những cơ hội nhỏ để đối thoại với Bắc Hàn - để ông Moon tạo thêm áp lực đối với chế độ ở Bình Nhưỡng.
Trump có thể sẽ dễ dàng nhấn mạnh thông điệp này với các nhà lãnh đạo ASEAN vì để có một hành động tập thể chống lại Bắc Hàn vẫn sẽ là một điều dễ dàng kêu gọi hơn so với việc yêu cầu khối ASEAN hợp lại để chống trả những yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.
4) Một cơ hội để đàm phán cứng rắn về quyền lợi mậu dịch của Hoa Kỳ
Ông Trump đã từ lâu liên tục chỉ trích sự bất quân bình của cán cân mậu dịch của Mỹ và chắc chắn sẽ cứng rắn nhắc đến thông điệp đó tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam.
Với Nhật Bản, Trump tìm kiếm một hiệp ước tự do mậu dịch song phương (free trade agreement, FTA), qua một đề nghị đã được đưa ra trong cuộc gặp đầu tiên của ông với Abe tại Mar-a-Lago vào tháng Hai. Thủ Tướng Abe không thể thẳng thừng bác bỏ hiệp ước tự do mậu dịch song phương, nhưng làm như vậy sẽ đi ngược lại với hy vọng của ông ta là vẫn lưu giữ được hiệp ước TPP, điều mà Trump gọi là "thảm hoạ" và "hãm hiếp" chống lại người Mỹ.
Trump cũng sẽ vận động ông Moon và Quốc Hội của Nam Hàn để có một hiệp ước mậu dịch song phương được cải tiến với Nam Hàn. Hai bên đang thương lượng lại hiệp ước tự do mậu dịch KORUS 2012. Các cộng sự thân cận đã thuyết phục ông Trump đừng phế bỏ những gì mà ông gọi là một hiệp ước mậu dịch "khiếp đảm". Tuy nhiên, Tổng Thống Trump có thể chỉ rõ ra việc thâm thủng mậu dịch hàng hóa của Mỹ đối với Nam Hàn càng ngày càng lan rộng, sự thâm thủng này đã tăng lên từ 13,2 tỷ đến 27,6 tỷ Mỹ kim kể từ KORUS.
Tương tự, Trump sẽ đặt ra với Trung Hoa những vấn đề mậu dịch đã có từ lâu năm với Trung Hoa và kêu gọi họ Tập phải "chỉnh sửa lại" những rào cản không cho Hoa Kỳ tham gia vào những hoạt động thương mại ở Trung Hoa.
Bộ Trưởng Thương mại Wilbur Ross sẽ dẫn đầu phái đoàn 29 CEOs của Hoa Kỳ trong chuyến thăm Trung Hoa của Trump, nói lên quyết tâm của Tòa Bạch Ốc để san bằng chướng ngại trên sân chơi về mặt mậu dịch đối với đối tác mậu dịch lớn nhất của Hoa Kỳ.
Tòa Bạch Ốc đã không hề muốn giấu diếm ý của họ muốn chế ngự sự thâm thủng hàng hoá rất lớn của Hoa Kỳ với Trung Hoa, con số ước tính đã lên hơn 300 tỷ Mỹ kim vào năm 2016.
Đây là một chương trình nghị sự đầy tham vọng, một chặng đường kéo dài hàng nhiều dặm và phải trải qua rất nhiều chính sách ngoại giao trong 11 ngày.
2. www.washingtonpost.com/news/monkey-cage/wp/2017/11/04/four-reasons-trumps-asia-trip-is-so-important/?utm_term=.824c58ffa7a2
Post a Comment