Header Ads

Bắc Hàn Cần Vũ Khí Nguyên Tử Như Cần Một Đức Tin

Ảnh của STR/AFP/Getty Images

Ngày 8/7/2107, tại hội nghị G20 đang họp ở Đức, Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ cùng nhau làm việc để làm ngưng lại chương trình phi đạn hạt nhân của Bắc Hàn.

Ông Trump nói sẽ "thành công"  (eventually be a success) trong việc chống lại Bình Nhưỡng. Theo Tân Hoa Xã, Chủ Tịch họ Tập đã nói với Ông Trump rằng Trung Hoa "cam kết sẽ làm cho bán đảo (Triều Tiên) không còn vũ khí nguyên tử" (firmly committed to denuclearizing the peninsula).

Còn chính Bắc Hàn?  Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết "North Korea Needs Nukes Because of Its Religion" của Paul French đăng trên foreignpolicy.com ngày 7 tháng 7, 2017 để tìm hiểu thái độ của Bắc Hàn trước tham vọng có vũ khí nguyên tử cùng là trước phản ứng của thế giới.

Huỳnh Thạnh chuyển ngữ


Kim Jong Un không thể ngưng chương trình võ khí nguyên tử của ông ta mà không bị đe doạ đến ý thức hệ quốc gia vốn là điều đã giao phó quyền lực vào tay ông ta.  Paul French - July 7, 2017

***

Lại thêm một thử nghiệm phi đạn khác, lại thêm một bước tiến khác đối với tham vọng của Bắc Hàn để thành công trong việc cung cấp vũ khí hạt nhân, lại thêm một đợt cung tay, giận dữ, và rồi là các bài xã luận trên toàn cầu. Tất cả những điều này đều trở nên khá quen thuộc - cũng như các giải pháp được đề nghị, từ "tiên hạ thủ vi cường" điên rồ đến những tối hậu thư sang đến các chương trình tham chiến được cẩn thận hoạch định.

Nhưng tất cả chúng ta đang phải đương đầu với một sự thật không thoải mái.  Đó là: Không có một quan điểm đàm phán nào có thể thuyết phục được Bắc Hàn để từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ. Ý thức hệ của Bắc Triều Tiên, cùng với một ý thức của chính Kim Jong Un về định mạng của gia đình họ Kim, và khối lượng tiền bạc đổ vào cùng với lượng thời gian đã bỏ ra dành cho dự án tất cả đều nhằm bảo đảm cho điều này. Và, như những người Mỹ thế kỷ 19 đã nói về niềm tin của chính họ rằng "định mạng tiền định" (manifest destiny) của họ là khống chế lục địa, Bắc Triều Tiên cũng thấy việc sở hữu một vũ khí có khả năng mang theo đầu đạn nguyên tử là điều có thể biện minh được và chắc chắn sẽ phải xẩy ra.

Những gì đề nghị bởi kẻ ngoại cuộc rồi sẽ chẳng đi đến đâu. Hiện giờ sự việc coi như đã an bài. Bất cứ phản ứng quân sự nào cũng đi đến thất bại. Nhưng ngay cả những kế sách đương đầu cũng không ngăn được những bước tiến liên tục dẫn đến việc kiến tạo một kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.

Tầm bắn của phi đạn liên lục địa của Bắc Hàn có thể đạt đến Alaska, Hoa Kỳ

Giảm đi mức độ trừng phạt, hoặc ngay cả bãi bỏ việc đó, cũng không tạo ra khác biệt lớn lao gì đối với Bình Nhưỡng. Nền kinh tế vẫn đang ở mức vừa phải, và thương mại với Trung Hoa vẫn đang tiếp diễn. Thêm nữa, còn phải kể đến nhiều nguồn tiền bất hợp pháp khác nhau, từ meth (drug) cho đến vàng đến công nghệ vũ khí, hầu như hoàn toàn không thể ngăn chặn được.  Đã liên tục có rất nhiều tiên đoán về sự sụp đổ của nền kinh tế Bắc Hàn  - nhưng không có lý do thực tế nào cho thấy với mức độ thắt lưng buộc bụng hiện nay và một số thương vụ trên thị trường chợ đen lại không thể duy trì được sự sống còn của khối dân này vô thời hạn.

Theo đuổi một chiến lược "mua đứt" (buyout), việc Washington mua các vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và một thỏa thuận để chấm dứt chương trình (chế tạo vũ khí), đều gặp những trở ngại như nhau. Tổng Thống Bill Clinton đã cố gắng thực hiện điều này vào năm 1994 khi ông chấp thuận 4 tỷ đô la cho "viện trợ năng lượng" cho Bắc Hàn. Số tiền này sẽ được đưa vào Bắc Hàn trong suốt hơn một thập niên, chính yếu là thông qua Tổ chức Phát triển Năng lượng Bán đảo Triều Tiên mà hiện nay đang bị quên lãng, để đổi lại việc Bình Nhưỡng hoàn toàn ngưng lại và sau đó là tháo bỏ chương trình hạt nhân của họ. Ý tưởng đưa  ra là chuyển đổi chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đem sang qua sự sử dụng của dân sự. Nhưng chế độ Bắc Hàn đã nói láo, họ lấy tiền, và dùng tiền đó để tiếp tục phát triển chương trình vũ khí.

Thực tế của chế độ độc tài là lý do tại sao lập luận hữu lý không phải là một chiến lược. Sẽ là một điều hợp lý để làm dịu bớt căng thẳng; Sẽ là một điều hợp lý khi nhận sự trợ giúp để đổi lại sự xuống thang (de-escalation). Nhưng Bắc Hàn thì không hợp lý - ít ra thì cũng không như những điều chúng ta hiểu. Nói tóm lại, rất tinh thuần và giản dị, Bắc Hàn ao ước muốn có một kho vũ khí hạt nhân.

Tại sao việc có được bom lại trở nên quan yếu như thế? Bởi vì đó là  điều trọng đại nhất mà gia tộc họ Kim đã hứa với người dân Bắc Hàn. Và đó là điều cốt lõi trong ý tưởng của giới lãnh đạo tối cao của dòng họ Kim. Nhà lãnh đạo không phạm lỗi; nếu có vấn đề gì, thì đó cũng không bao giờ là lỗi của giới lãnh đạo; các lý thuyết của nhà lãnh đạo đưa ra là hoàn toàn đúng; và giới lãnh đạo luôn luôn thực hiện được những lời hứa to lớn của họ. Ở một cách thế nào đó, điều cuối cùng - một thứ nguyên lý duy nhất có nối kết yếu ớt với thực tế - là tạo dựng ra sự tuyên truyền về ba điều đầu tiên.

Giới lãnh đạo đã thành công trong việc thực hiện tất cả các lời hứa to lớn trong quá khứ - mặc dù phải đánh đổi với một tổn phí ghê gớm về sinh mạng. Kim Il Sung đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước thành một pháo đài đứng vững trước cuộc tấn công. Kim Jong Il đã đưa đất nước này qua khỏi nạn đói giữa thập niên 1990 và sau đó đã thành công trong việc vượt qua được khủng hoảng kinh tế "Arduous March - Tháng Ba Khổ Ải" (gây ra nạn đói 1994-1998, làm thiệt mạng từ 240,000 đến 3.5 triệu người), sau khi Liên bang Xô Viết và Khối Đông Âu sụp đổ, mà Bắc Hàn vẫn độc lập và có thể khởi động lại chương trình hạt nhân của họ.

Dĩ nhiên, tất cả những lời hứa to lớn này đều chất chứa nhiều vấn đề nơi mặt trái của chúng. Kim Il Sung thực sự chỉ là một tay sai của Xô Viết được giao cho việc giải phóng một phần miền Bắc của Triều Tiên, những người Xô Viết cũng đã vực họ Kim dậy trong khi ông ta phá hủy nền kinh tế qua việc áp đặt nền kinh tế chỉ huy của Stalin và tập thể hóa nông nghiệp. Kim Jong Il đã lên nắm quyền trong thời gian có nạn đói do bởi các chính sách thảm hại của người cha và sau đó, vào năm 2002, đã hoàn toàn thất bại trong việc làm trẻ trung hóa nền kinh tế qua quá trình cải cách không thực tiễn của chính ông ta. Cuối cùng thì Kim Jong Un có lẽ sẽ thực hiện được một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa như đã hứa, nhưng liệu ông ta có sẽ chuyển sang lãnh vực kinh tế?

Ông ta đã gián tiếp tiết lộ là ông có thể làm như thế, như đã được đề ra nơi trọng tâm của sự bổ túc của ông ta đối với lý thuyết Juche của người ông nội về sự tự lực (self-reliance). Chính sách Byungjin ("song song phát triển") được mô tả như là một "tuyến chiến lược mới thực hiện việc xây dựng kinh tế và đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang hạt nhân" - có nghĩa là một nỗ lực để khởi động lại nền kinh tế bị đình trệ của Bắc Hàn và nâng cao mức sống tiêu chuẩn trong khi tiếp tục phát triển một kho vũ khí hạt nhân. Một vũ khí nguyên tử trong mỗi công sự ngầm dưới đất để phóng hoả tiễn (silo), và rồi là một con gà trong mỗi nồi.

Việc Kim Jong Un phát triển nhân cách của một loại giáo chủ tôn giáo mê muội (cult) dường như căn cứ nhiều vào các di sản và phong cách của người ông nội hơn là người cha - Kim Jong Un nói chuyện với người dân, mỉm cười rất nhiều, tương tác với họ nhiều hơn người cha là Kim Jong Il. Nhưng cũng như người ông nội Kim Il Sung đã từng mạnh mẽ làm, Kim Jong Un cũng nhấn mạnh rằng làm chùn bước (kẻ địch) và bảo vệ kho vũ khí hạt nhân là điều cần thiết. Kim Jong Un đã thường xuyên trích dẫn đến các bài học của Balkans (nghĩa là cuộc nội chiến ở Nam Tư cũ) và Trung Đông.

Khi Kim Jong Un phác thảo ra chính sách Byungjin (lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2013), ông ta thường xuyên nói đến người ông nội của mình, liên tục trích dẫn khẩu hiệu cách mạng năm 1962 của người ông: "Một khẩu súng ở trong một tay và một cái búa và lưỡi liềm ở trong tay bên kia!" Tiếng vang vọng này không phải là tình cờ; Nó liên tục bảo người dân Bắc Hàn (và bất kỳ lực lượng bất đồng nào có thể có trong Đảng Lao Động đang cầm quyền) rằng Kim Jong Un là một hóa thân hiện đại của người ông nội - một người xây dựng quốc gia, một người bảo đảm quốc phòng.

Dĩ nhiên là có thể Kim Jong Un chẳng mấy quan tâm về phân nửa thứ hai của chính sách Byungjin, đó là phần về kinh tế. Thay vì sử dụng an ninh hạt nhân và đứng ở một vị trí bất khả chống đối của mình trong việc khôi phục lại nền kinh tế, ông này chỉ lo đòi hỏi thêm nhiều thứ đồ chơi: vũ khí hoá học và sinh học, và ngay cả có khả năng tốt hơn về chiến tranh mạng.

Nhưng những hứa hẹn kinh tế luôn luôn có thể bị quét xuống dưới các lớp thảm hoặc đổ lỗi cho các lực lượng thâm độc bên ngoài. Sự thất bại trong việc sản xuất một vũ khí hạt nhân - hoặc, thậm chí tệ hại hơn, một sự leo xuống nhục nhã dưới áp lực - là những gì khó có thể tha thứ được. Về phương diện cá nhân, hiển nhiên là Kim Jong Un cảm thấy sức nặng của cha và ông nội đè nặng trên vai. Về phương diện chính trị, việc lùi xa khỏi vũ khí hạt nhân có thể xói mòn nền tảng căn bản của huyền thoại của chính triều đại - là những người hùng vĩ đại bảo vệ nhân dân Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu những cố gắng giải quyết khủng hoảng Tháng Ba Khổ Ải (Arduous March), nhằm để đạt được điều lý tưởng là có khả năng tự túc và tự vệ, bỗng đột nhiên bị trả giá rẻ sau khi mất cả một thế hệ để mưu tìm khả năng phòng thủ hạt nhân, thì sẽ đưa đến việc dân chúng có thể bắt đầu đặt ra một số câu hỏi khó trả lời được.

Không một áp lực nào có thể thực sự bắt buộc họ Kim để phải quay lưng lại với định mệnh có vũ khí hạt nhân của ông ta. Nhưng nếu thế giới chấp nhận được một Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân (như đã chấp nhận một Pakistan có vũ khí hạt nhân, như Bắc Triều Tiên đã nhắc nhở), thì thế giới có thể đưa ra một áp lực đặt lên nửa phần sau của lý thuyết của họ Kim (về kinh tế).

Bạn muốn tái thiết nền kinh tế, với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đại Hàn?

Thì bạn phải trở lại với hệ thống - đi vào Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), Hiệp Ước Không Phát Triển Vũ Khí Hạt Nhân (Nonproliferation Treaty), và trở lại cùng tham gia với thế giới.

Dĩ nhiên, Kim Jong Un có thể tránh xa không tham dự bất cứ một sinh hoạt nào đặt trọng tâm vào kinh tế - người cha của ông sẽ dạy cho ông ta rằng "nếu mở cửa sổ ra để có không khí tươi mát, thì bạn phải tính tới chuyện có vài con ruồi bay vào", như lời của Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo của Trung Hoa. Nhưng ngay bây giờ, nền kinh tế thì bị lệ thuộc vào Trung Hoa và các đồng tiền bất hợp pháp chảy vào để "giải quyết sự việc", và theo như lời khai của những kẻ đào thoát, thì nạn tham nhũng tràn lan và nhanh chóng lan rộng làm nhiễm độc mọi cấp của quốc gia. Họ Kim sẽ phải đứng trước một số lựa chọn khó khăn, nhưng ông ta sẽ có các vũ khí hạt nhân - và có lẽ đến lúc đó không gian chính trị sẽ phải lấy ra một số đồ dùng gia dụng của riêng họ để đem cho dân chúng của Kim Jong Un.
Huỳnh Thạnh chuyển ngữ - Ngày 9/7/17
Powered by Blogger.