TC Và ASEAN Thảo Luận Về Khuôn Khổ Cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử Ở Biển Đông
TC và các nước trong vùng Đông Nam Á đã đồng ý hôm thứ Năm cho một khuôn khổ của một bộ quy tắc ứng xử dài hạn trong vùng đang có tranh chấp trên Biển Đông, theo Bộ Ngoại giao TC, khi cả hai bên tăng cường nỗ lực để giảm căng thẳng trên đường hàng hải chiến lược trong vùng.
TC và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hy vọng sẽ đồng ý về khuôn khổ này trong năm nay, 15 năm sau khi cam kết soạn thảo nó.
Sau cuộc gặp giữa các viên chức TC và ASEAN tại thành phố Quý Dương (Guiyang) của TC, Bộ Ngoại giao TC cho biết khuôn khổ này đã được đồng ý, nhưng không đưa ra chi tiết về nội dung của nó mà chỉ cho biết rằng đó là một cuộc đàm phán thẳng thắn, sâu sắc và có hiệu quả.
Bộ Ngoại giao TC cho biết tất cả các bên đều "ủng hộ khuôn khổ của các quy tắc ứng xử trong khu vực để điều hành và kiểm soát các tranh chấp, tăng cường hợp tác hàng hải, thúc đẩy việc thảo luận về các quy tắc để duy trì hoà bình và ổn định của Biển Đông".
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore, ông Chee Wee Kiong, nói rằng cái mà ông gọi là "dự thảo" sẽ được trình lên một cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao TC và các nước ASEAN vào tháng Tám ở Philippines.
Ông Chee nói trong một bài phát biểu trên đài truyền hình của nhà nước TC rằng "Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục những hoạt động tích cực trong việc thảo luận để đạt được tiến bộ vững chắc cho một COC dựa trên sự đồng thuận theo lệnh của các nhà lãnh đạo của chúng tôi."
Thứ trưởng Ngoại giao TC Liu Zhenmin, trong một bình luận trên đài truyền hình nhà nước, cho biết khuôn khổ này là toàn diện và đã tính đến mối quan tâm của tất cả các bên.
Nhưng ông ta kêu gọi các quốc gia không liên hệ, ám chỉ Hoa Kỳ, hãy đứng ngoài không nên can thiệp vào.
"Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc thảo luận của chúng tôi về phương thức ứng xử này sẽ không có sự can thiệp từ bên ngoài", Liu nói.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ hiểu rằng ASEAN và TC đã "chỉ đồng ý về cách thức cấu tạo một văn bản về quy tắc ứng xử chứ chưa có sự đồng thuận về nội dung của nó."
Phát ngôn viên Anna Richey-Allen nói: "Chúng tôi chưa được thấy nội dung của văn bản đó, thế cho nên không thể đưa ra một lời bình luận gì về nó cả."
Bà nói rằng Hoa Kỳ đã kêu gọi thành lập một bộ quy tắc ứng xử "có hiệu quả và có ý nghĩa" phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển (Law of the Sea Convention.)
Một số nhà ngoại giao của ASEAN đã bày tỏ mối quan ngại về sự thành thật của TC hay liệu ASEAN có đủ sức mạnh để khiến TC cam kết tuân thủ với những quy tắc sẽ được ấn định trong COC.
Một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, cũng như Hoa Kỳ, đã bày tỏ mối quan ngại về việc quân sự hoá của TC trên Biển Đông, bao gồm việc xây dựng các sân bay trên các hòn đảo nhân tạo.
TC tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thông qua đó mỗi năm có khoảng 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa được chuyển đi bằng cả hai đường hàng hải và hàng không. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này.
theo tin của Reuters:
http://www.reuters.com/article/us-southchinasea-china-philippines-idUSKCN18E1FS
Post a Comment