Bầu ông Trump là một phản ứng chống lại "lịch thiệp chính trị"
Ghi chú: Ash Murthy là kỹ sư nhu liệu và là cây viết tự do (freelance writer). Jay Pang ở Sunnyvale, California, là kỹ sư nhu liệu tại Amazon và là sáng lập viên của một công ty mới mở (stealth startup). Họ viết bài “Trump vote was a backlash against political correctness”(1) cho tờ The Mercury News, ngày 17/11/16.
Khởi đi từ một tỉ phú nổi loạn chính trị (political insurgent), cuộc hành trình đáng kinh ngạc của ông Donald Trump để đi đến tổng thống đắc cử đã hoàn tất không kể tới (hoặc cũng vì) khuynh hướng nghĩ gì nói đó của ông có thể làm nhiều người khác nổi giận.
Thực là quá dễ dàng khi coi những người ủng hộ ông Trum là những phần tử có đầu óc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc, kỳ thị phụ nữ - hoặc, như lời bà Clinton, một "đám không ra chi" (basket of deplorables) - hơn là phải trả lời câu hỏi hóc búa: Tại sao có nhiều người đàng hoàng, có lý luận, có tinh thần trách nhiệm lại bầu cho một người quá khác thường này để trở thành tổng thống của chúng ta?
Chắc chắn là có nhiều người có đầu óc hẹp hòi đang nổi giận đã ủng hộ ông Trump, nhưng những thành phần này tính ra thì không được một nửa của con số cử tri đoàn. Con đường đưa ông ta đến chỗ làm tổng thống được hun đúc bằng sự bực bội dồn nén (frustration) của hàng triệu người Mỹ thông thường.
Theo khảo sát của tổ chức Pew Research, yếu tố thu hút mạnh nhất đối với 20% những người ủng hộ ông Trump là khuynh hướng nghĩ sao nói vậy của ông ta, cho dù điều đó có làm nhiều người khác nổi giận.
Những người ủng hộ ông Trump mà tôi biết - là những người có trình độ học thức và hợp tình hợp lý - cũng không hẳn đồng ý với những chính sách kỳ quặc của ông ta. Lá phiếu của họ dành cho ông Trump chỉ là lá phiếu dành cho một thương gia đã mở ra cuộc chiến tranh chống lại sự lịch thiệp chính trị (political correctness) và đó còn là một cách để bày tỏ sự bực bội dồn nén của họ vì đã bị chụp mũ và bịt miệng bởi cảnh sát luân lý.
Hãy lấy dự luật cho phép người chuyển đổi phái tính sử dụng phòng tắm (transgender bathroom bill) làm thí dụ. Có rất nhiều người nghĩ là chỉ có hai phái tính. Việc hướng dẫn, giáo dục những người có đầu óc khép kín để họ chấp nhận ý tưởng là không phải chỉ có hai phái tính và đã có những dằn vặt khổ não nơi cộng đồng của những người chuyển đổi phái tính là cả một sự theo đuổi cao quý (noble pursuit).
Nhưng việc làm xấu hổ và bịt miệng những người dám bày tỏ sự không thoải mái của họ, dù chỉ một chút xíu, trước một người tự nhận là đã đổi giống thành đàn bà – điều này căn bản có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể nhận là đàn bà mà không cần xét tới cơ quan sinh dục trong cơ thể - có thể dùng phòng thay quần áo của phụ nữ quả thực đã làm nổi giận những người thường dân Mỹ khi họ không thể bày tỏ những mối quan tâm của họ để được giải quyết và điều tệ hại nhất sẽ là vì quan tâm đó họ dễ bị xem là kinh sợ người đổi giống (trans-phobic).
Theo một thăm dò ý kiến của Pew Research đã cho thấy có 59% người Mỹ nghĩ rằng ngày nay con người ta dễ bị phiền lòng hay nổi giận (offended).
Chắc chắn là khả năng của chúng ta để thành công như là một xã hội và một quốc gia tùy thuộc nơi lòng khoan dung của chúng ta đối với những niềm tin, những tín ngưỡng và những văn hóa khác. Nếu không có sự lịch thiệp chính trị (political correctness), chúng ta sẽ sống trong một xã hội bị phân tách ra thành nhiều hệ phái theo chủng tộc, phái tính và theo bất kỳ thứ gì mà chúng ta có thể tưởng tượng ra được.
Nhưng một sự "lịch thiệp chính trị" quá độ sẽ làm tệ hại thêm mọi thứ mà chính nó được đặt ra để giải quyết.
Trong khi việc cảnh sát luân lý tiễu trừ các phát biểu thù ghét (hate speech) là điều có thể hiểu được, thì phải biết rằng có một sự hoàn toàn khác biệt giữa bất đồng ý kiến và thù ghét. Rất có thể có sự không đồng ý về nhu cầu cần có luật affirmative action, cũng như có sự không đồng ý trước sự hiện diện của nền văn hóa hiếp dâm (rape culture) trong khuôn viên các đại học và các sự không đồng ý này không bị xem là kỳ thị chủng tộc hoặc là thù ghét đàn bà (misogynist).
Như ông William Galston, học giả của tổ chức Brooking ghi chú, việc làm người khác phải xấu hổ vì quan điểm của họ chỉ có thể khiến họ bậm môi không nói nhưng không thể làm thay đổi đầu óc của họ được.
Ngăn chận không để người khác tự do nói lên suy nghĩ của họ - dù đó chỉ trên (áp lực của) ý thức xã hội, nếu không là (áp lực của) ý thức pháp lý - đã khiến hàng triệu người Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho một người mà điều kiện tuyển chọn ưu tiên một chỉ là nghĩ sao nói vậy (speak his mind).
Đã đến lúc cảnh sát luân lý phải nghỉ giải lao, và hãy để người dân Hoa Kỳ lượng định Tổng Thống Trump qua những chính sách của ông ta và không qua những tấn công nẩy lửa của ông vào thành trì của "lịch thiệp chính trị."
Chú thích:
(1) http://mercurynews.ca.newsmemory.com/?token=W1nF0JDI9msb4CaF9kQzfQ%3d%3d&siteCode=SJMN&product=eEditionSJMN
Post a Comment