Đà Lạt là một thành phố thuộc cao nguyên Nam Trung Phần, nằm trên cao độ 1,500 m (4,900 ft). Được khám phá bởi Bác Sĩ Yersin và toàn quyền Paul Doumer thành lập nên trung tâm nghỉ mát từ thời Pháp thuộc. Toàn thể kiến trúc của thành phố được mô phỏng theo kiến trúc phố núi Thuỵ Sĩ. Đà Lạt được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "Xứ Ngàn Thông", "Xứ Ngàn Hoa", "Xứ Hoa Đào", "Thành Phố Mù Sương" ...
Tên gọi DALAT là chữ viết tắt của một câu tiếng Latin "Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem"(It Gives Pleasure to Some, Freshness to Others) có nghĩa là "Nơi làm hài lòng một số người, đem mới lạ tới cho những người khác".
Từ ngày thành lập cho đến nay, Đà Lạt vẫn là một thành phố nghỉ mát của giới trung và thượng lưu. Ngoài ra Đà Lạt, trước năm 1975, cũng còn được biết đến với Giáo Hoàng Học Viện của dòng tu Jesuits (dòng Tên) và trường đại học quân sự được xếp vào hạng nhất của Đông Nam Á Châu: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thành phố Đà Lạt vẫn còn giữ lại những nét đặc biệt của "phố núi" mang dáng dấp tây phương.
Mời quý vị xem lại những hình ảnh được lưu lại từ thập niên 1920 đến 1970 để nhớ lại một thời xa xưa êm đềm và thơ mộng.
Thành phố Đà Lạt thời hoang sơ. Nhưng khu đồi dốc thiên nhiên với một vài ngôi nhà nghỉ mát của giới thượng lưu thời bấy giờ.
Hồ Xuân Hương
Thác Cam Ly
Thác Gougah
Thác Liên Khang (Liên Khương)
Thác Pongour
Nhà Thuỷ Tạ trên Hồ Xuân Hương ở giữa thành phố là hai địa danh gắn liền với tên và lịch sử của thành phố Đà Lạt.
Không ảnh thành phố Đà Lạt chụp năm 1968. Góc trái, bên dưới là sân đá banh với vòng chạy điền kinh. Ngôi nhà có mái màu xanh dương, giống như một quyển sách mở ra, ngay bên trên là Hội Quán Thanh Niên, nơi dùng cho những trò chơi thể thao trong nhà và trưng bày, triển lãm. Xa về phía bên phải có ngôi nhà có mái và nền đỏ là Câu Lạc Bộ Thể Thao được xây từ thời Pháp thuộc khi mới lập nên thành phố Đà Lạt. Nổi bật trong hình là Nhà Thuỷ Tạ (thời Pháp gọi là "con ếch") giống như con ếch ngồi một mình trên bờ hồ. Có lẽ phải gọi là Thuỷ Toạ, có nghĩa là ngồi trên mặt nước, nhưng vẫn được gọi theo thói quen là Thuỷ Tạ (ý kiến riêng của tác giả BPT).
Khu Hoà Bình thời bấy giờ là Chợ Hoà Bình (chợ cũ)
Không ảnh trung tâm thành phố Đà Lạt, ngay phía trước là Hotel Mộng Đẹp. Phía bên kia của cầu thang xuống chợ Mới là toà nhà được đổi thành hộp đêm "La Tulipe Rouge" (Red Tulip) vào khoảng thập niên 1970.
Hồ Xuân Hương và bên phải của hồ là cầu Ông Đạo. Hình chụp năm 1969 vào một ngày cuối tuần khoảng giữa tháng 12 và tháng Năm. Chúng ta có thể thấy Sinh Viên Sĩ Quan của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (gọi tắt là Sinh Viên Sĩ Quan Đà Lạt) mặc Jasper, quân phục dạo phố mùa Đông, ở góc dưới bên trái và 4 người nữa ở góc trên bên phải.
Hồ Than Thở nằm trong khu rừng thông trên đường đến Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Tên hồ được gắn liền với với một thiên tình sử đẫm lệ "Đồi Thông Hai Mộ". Có nhiều chuyện kể về thiên tình sử này, tuy nhiên không khác nhau là mấy. Chuyện kể rằng:
Chàng là một sinh viên Sĩ Quan của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Nàng là một thiếu nữ sinh trưởng ở Đà Lạt. Trong thời gian thụ huấn, mỗi cuối tuần thường hẹn hò dạo chơi ở khu hồ Sương Mai, nằm trong khu rừng thông, trên đường vào cổng trường Võ Bị. Sau khi ra trường chàng ra vùng địa đầu hoả tuyến và hẹn ngày về kết nghĩa vợ chồng. Không ngờ một hôm nàng nhận được tin báo là chàng đã tử trận. Quá đau buồn nàng đến bên hồ, nơi vẫn thường dạo chơi ngày trước, than thở cho mối tình đứt đoạn và rồi trầm mình xuống hồ tự tử, để lại bức thư tuyệt mạng muốn được chôn cất ở đồi thông ven hồ. Nhưng thực ra thì chàng không chết, và tin thư báo tử đã gửi nhầm. Khi được nghỉ phép trở về thì chàng mới biết tin nàng đã chết. Quá thương người tình chung thuỷ, chàng cũng tự tử chết bên mộ nàng và để thư tuyệt mệnh muốn được chôn bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi bên nhau. Thế cho nên dân địa phương đổi tên hồ là Hồ Than Thở, và trở thành một điểm hẹn hò lý tưởng và thơ mộng của những cặp tình nhân Võ Bị cũng như dân chính. Vì hẹn gặp nhau ở Hồ Than Thở cũng như một lời hứa hẹn chung thuỷ suốt đời.
Ngày xưa hai ngôi mộ này chỉ là hai ngôi mộ đá thô sơ nằm bên kia đường đi dọc qua Hồ Than Thở để đến trường Võ Bị. Ngày nay trường Võ Bị không còn như xưa, nhưng hai ngôi mộ đã được trùng tu để trở thành một thắng cảnh cho du khách viếng thăm.
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Hình chụp năm 1968.
Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trong ngày Lễ Mãn Khoá
Post a Comment