Header Ads

Một Chút Lịch Sử Về Tên Của 12 Tháng


Thời La Mã cổ xưa, tháng Giêng (January) không phải là tháng đầu tiên của một năm. Thuở ấy quyển lịch bắt đầu từ tháng Ba (March) và kết thúc vào tháng Hai (February) !

Hệ thống lịch hiện tại tuy khác nhiều so với lịch cổ của La Mã, nhưng vẫn giữ nguyên tên được đặt cho tháng:

Tháng Ba (March): Thời cổ đại La Mã luôn cho rằng tất cả các cuộc chiến tranh đều ngưng để mừng năm mới. Vì lịch của La Mã cổ xưa bắt đầu từ tháng Ba (March) nên một số nhà soạn sử cho rằng tên của tháng Ba (March) được đặt theo tên của thần Chiến Tranh Mars.

Tháng Tư (April): Có 3 giả thuyết về tên của tháng Tư. Một số cho rằng April là chữ Latin có nghĩa là "thứ nhì", vì April là tháng thứ nhì trong lịch cổ. Những người khác lại cho rằng đó là chữ "aperine", nghĩa là "mở ra" trong Latin, bởi vì nó tượng trưng cho nụ hoa nở trong mùa Xuân. Tuy thế, một số khác lại cho rằng April được đặt theo tên của nữ thần Aphrodite (thần Vệ Nữ, Venus, của La Mã).

Tháng Năm (May): Tên tháng được đặt theo tên của nữ thần trồng trọt Maia.

Tháng Sáu (June): Đây là tháng được nhiều người chọn để kết hôn. Thế cho nên tên của tháng được đặt theo tên của nữ hoàng của các thần là Juno, đồng thời là nữ thần bảo trợ cho hôn nhân.

Tháng Bảy (July): Tên tháng được đặt theo tên của Julius Caesar vào năm 44 B.C. Trước đó có tên là “Quintilis", theo tiếng Latin có nghĩa là "thứ năm".

Tháng Tám (August): Tên tháng được đặt theo tên của Augustus Caesar vào năm 8 B.C. Trước đó có tên là “Sextillia", theo tiếng Latin có nghĩa là "thứ sáu".

Theo lịch hiện tại thì các tháng September, October, November, và December là tháng 9, 10, 11 và 12, tuy nhiên theo lịch cổ La Mã thì là tháng 7, 8, 9 và 10. Thế cho nên được đặt theo số.

Tháng Chín (September): được đặt theo tiếng Latin septem, có nghĩa là "bảy".

Tháng Mười (October): được đặt theo tiếng Latin octo, có nghĩa là "tám".

Tháng Mười Một (November): được đặt theo tiếng Latin novem, có nghĩa là "chín".

Tháng Mười Hai (December): được đặt theo tiếng Latin decem, có nghĩa là "mười".

Tháng Hai (February): Vào khoảng năm 690 B.C., Numa Pompilius đổi thời gian mừng năm mới thành một tháng riêng biệt và đặt tên theo ngày lễ hội Februa.

Tháng Giêng (January): Sau đó Pompilus thêm một tháng nữa vào đầu năm và đặt theo tên của thần Janus, vị thần của khởi đầu và kết thúc.

Năm 1582, Giáo Hoàng Gregory điều chỉnh lại hệ thống lịch và đặt ngày đầu năm là January 1. Hệ thống lịch này được dùng cho đến ngày nay và được biết đến là hệ thống lịch Gregorian (Gregorian calendar) hay còn gọi là Dương Lịch.

Tuy nhiên, nước Anh và thuộc địa của họ vẫn mừng năm mới vào ngày Xuân Phân (Spring equinox) của tháng Ba. Mãi đến năm 1752 mới đổi theo Dương Lịch.

Bùi Phạm Thành
Ngày 19/10/2016
Powered by Blogger.